[Toàn Quốc] Tìm đại lý phân phối hạt cần tây

thienoanh

Thành viên cấp 1
16/8/15
9
1
15
thaoduocthiennhien.com.vn
Credits
0
Công ty Thiện Oanh đang cần tìm đại lý phân phối hạt cần tây trên phạm vi toàn quốc, nếu quý vị nào thấy phù hợp và có nhu cầu xin hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại sau: 090.777.6436 (gặp Miss Oanh), hoặc có thể tìm hiểu về chúng tôi qua website: thaoduocthiennhien.com.vn.
-----------------------
Hạt cần tây (Celery seed)

1. Miêu Tả

Cần tây (tên tiêng Anh là Celery) có tên khoa học là apium graveolens var.dulce, là thực vật thuộc họ umbelliferous (họ hoa tán hay họ cà rốt, có mùi thơm, thân rỗng), cùng họ với cà rốt, mùi tây, thì là. Cây cần tây có dáng mảnh mai, cao khoảng 60 – 90 centimet, hoa nhỏ màu trắng. Hoa cần tây mang hạt rất nhỏ, hạt có màu vàng sẫm ngã nâu, mùi dễ chịu. Cần tây ngày nay có nguồn gốc từ cần tây mọc hoang dã ở vùng Địa Trung Hải – nơi hạt cần tây (celery seed) từng được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về dược tính.

Hạt cần tây (Celery seed): Sản phẩm của công ty Thiện Oanh​

2. Dược chất và công dụng

2.1. Dược chất

Trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã quan tâm đến tác dụng chữa lành bệnh của hạt cần tây và được ghi chép là thảo dược thiên nhiên có tác dụng giúp giảm đau. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học mới xác định được thành phần chủ yếu có dược tính quan trọng trong chiết xuất từ hạt cần tây chính là phthalides. Phthalides gồm có sedanenolide và 3n-butylphthalide – gọi tắt là 3nB - là thành phần có dược tính quan trọng trong hạt cần tây.

Ngày nay, người ta đã phát triển phương pháp chiết xuất từ hạt cần tây bằng cách chỉ cô đặc và tinh chế ra 3nB. Chiết xuất chuẩn hóa từ hạt cần tây có chứa khoảng 85% 3nB. Ngoài ra, hạt cần tây còn chứa một số chất bao gồm: các loại dầu dễ bay hơi, flavonoids - chất chống oxi hoá giúp bảo vệ tế bào khỏi thiệt hại của gốc tự do và đồng thời giúp tạo ra màu sắc cho cây, coumarins - một dạng hoá chất giúp làm loãng máu và acid linoleic - một acid béo omega-6.

2.2. Công dụng

Y học cổ đại Ấn Độ đã dùng hạt cần tây (celery seed) để điều trị cảm lạnh, cảm cúm, phù nề do tích trữ nước trong cơ thể, tiêu hóa kém, các dạng viêm khớp và một số bệnh về gan và lá lách.

Ngày nay, hạt cần tây (celery seed) đã được dùng làm thuốc lợi tiểu giúp bài tiết nước tiểu và điều trị viêm đường tiết niệu, đóng vai trò là chất hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, hạt cần tây cũng được dùng để điều trị bệnh gout, giúp giảm co thắt cơ, làm dịu thần kinh và giảm viêm.

2.2.1. Các công dụng đã được chứng minh

Hạt cần tây (celery seed) giúp cơ thể chống lại gốc tự do, ngăn chặn hư tổn tế bào, chống oxi hóa và kháng viêm, giảm hàm lượng axít uric trong nước tiểu, giảm axít uric plasma, giảm stress, điều trị viêm do bệnh gout và bệnh thấp khớp.

Hợp chất phenolic trong hạt cần tây có tác dụng chống lại các gốc tự do, giúp ngăn chặn hư tổn ở tế bào, chống oxi hóa và kháng viêm. Chiết xuất petroleum ether của hạt cần tây giúp làm giảm hàm lượng acid uric trong nước tiểu, giảm mức độ acid uric plasma, giảm viêm và giảm stress do bị oxy hóa. Dầu trong hạt cần tây là nguồn cung cấp dồi dào sedanolide - chất được dùng để điều trị tình trạng viêm xảy ra ở bệnh gout và bệnh thấp khớp.

2.2.2. Các công dụng còn đang trong quá trình nghiên cứu

Hạt cần tây (celery seed) có tác dụng chống cao huyết áp và giảm cholesterol. Hạt cần tây giúp hạ huyết áp và mức cholesterol, cũng như bảo vệ gan khỏi sự phá hoại của các chất như liều cao thuốc giảm đau acetaminophen (tylenol).

Cần tây giúp hạn chế ung thư ruột kết và trực tràng. Những người bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu lutein (sắc tố vàng) chứa trong cần tây, rau bina, bông cải xanh, rau diếp, cà chua, cam, cà rốt, và rau xanh được xem là có khả năng giúp hạn chế ung thư ruột kết và trực tràng.

Hạt cần tây (celery seed) có tác dụng kháng khuẩn. Thành phần đã được tinh chế từ hạt cần tây gọi là CAH (compound with anti-Helicobacter activity) có tác dụng diệt khuẩn mạnh đối với khuẩn H.pylori.

3. Khuyến cáo và chống chỉ định

Phụ nữ có thai không nên sử dụng hạt cần tây (celery seed) vì có thể dẫn đến chảy máu tử cung và co thắt cơ trong tử cung, có thể gây ra sẩy thai.

Người bị bệnh viêm thận không nên dùng hạt cần tây.

Những người bị dị ứng với phấn hoa cây bạch dương cũng có thể bị dị ứng với hạt cần tây.

Một số thành phần hóa học có trong thân và hạt cần tây có thể làm cho da nhạy cảm quá mức với tia UV có trong ánh nắng mặt trời.

Không dùng các hạt cần tây giống dùng trong trồng trọt vì những hạt giống này thường được xử lý qua hóa chất. Hạt cần tây (celery seed) có tác dụng lợi tiểu, nên khi dùng kết hợp với các loại thuốc lợi tiểu có thể làm tăng tác dụng của những loại thuốc này và dẫn đến nguy cơ mất nước.

Hạt cần tây (celery seed) có chứa các thành phần hóa học có thể làm loãng máu. Do đó, khi kết hợp với các loại thuốc chống đông tụ máu hoặc thuốc làm loãng máu như: aspirin, warfarin (coumadin), và clopidogrel (plavix) sẽ có thể tăng tác dụng của những loại thuốc này, gây tăng nguy cơ chảy máu.

Ngoài ra, hạt cần tây (celery seed) cũng có khả năng tương tác với các thuốc khác như: lithium, các loại thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc an thần. Do đó, nên cẩn trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng hạt cần tây.
 

Members online

No members online now.