Bị mất ngủ phải làm sao

phamhuong123

Thành viên mới
Mar 27, 2016
1
0
5
30
Credits
0
Tình trạng mất ngủ đang ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Để cải thiện tình trạng mất ngủ, nhiều người tìm đến các loại thuốc ngủ như giải pháp. Theo đó, các từ khóa: thuốc ngủ nào mạnh nhất, thuốc ngủ mạnh nhất hiện nay luôn được tìm kiếm trên Google.
Trên thực tế, thuốc ngủ nhóm benzodiazepine, bao gồm thuốc Temazepam và Diazepam, có nguy cơ làm người dùng mất trí nhớ rất cao và mắc nhiều bệnh hiểm nghèo khác, theo như kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trường ĐH Harvard (Mỹ) và Trường ĐH Bordeaux (Pháp). Các nhà khoa học cho rằng, tác dụng phụ của thuốc ngủ quá nghiêm trọng nên khuyến cáo các bác sĩ không nên kê toa các loại thuốc ngủ mạnh benzodiazepine.

Trước đây đã có những nghiên cứu cho thấy thuốc ngủ nhóm benzodiazepine - được xem là ít độc hơn các nhóm thuốc phenobarbital và meprobamate - có tác dụng phụ như dễ té ngã, lo sợ bị tấn công và mất trí nhớ. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Pháp đã tái khẳng định những tác dụng phụ kể trên với mức độ nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, họ phát hiện có đến gần 50% những người trên 65 tuổi dùng thuốc nhóm benzodiazepine mắc bệnh mất trí nhớ (lú lẫn).

Công trình nghiên cứu nói trên vừa đăng trên tạp chí chuyên ngành British Medical Journal ngày 27/9 cho biết, các nhà khoa học đã theo dõi 1.063 người ở miền Nam nước Pháp trong thời gian 20 năm. Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả đều chưa bị mất trí nhớ và chưa dùng thuốc ngủ nhóm benzodiazepine.
Kết quả cho thấy, 253 người mắc bệnh mất trí nhớ sau khi uống thuốc benzodiazepine trong vòng một tuần (thuốc này được chỉ định không nên dùng quá một tuần) tại một thời điểm nào đó trong thời gian 15 năm. Tỷ lệ mắc bệnh được ghi nhận là 48%. Trong nhóm đối chứng không dùng thuốc ngủ, chỉ có 32% mắc bệnh này.
Giáo sư Tobias Kurth, người tham gia cuộc nghiên cứu trên chia sẻ: “Loại thuốc ngủ này thực sự nguy hiểm. Nguy cơ dẫn đến bệnh mất trí nhớ là rất lớn. Tuy nhiên, không nên quá hốt hoảng. Thuốc ngủ loại này vẫn hữu ích nếu được bác sĩ chỉ định đúng mực”.
Trên thực tế, tại Mỹ và Anh, số người dùng benzodiazepine để trị bệnh bị mất ngủ và lo âu đã giảm 40% trong 20 năm qua với lý do sợ gây nghiện. Nay, với kết quả nghiên cứu trên, có thêm một lý do khác để hạn chế tối đa dùng thuốc ngủ bởi lợi bất cập hại.
Thuốc an thần: cũng chính là thuốc ngủ
Hiện nay, các trang mạng xã hội đang chia sẻ thông tin dùng thuốc an thần để ngủ sẽ giúp chữa mất ngủ hiệu quả. Trên thực tế, thuốc an thần cũng chính là thuốc ngủ, chỉ là các nhà sản xuất dùng cách gọi khác đi để “an thần” người tiêu dùng.
Dùng thuốc an thần (cũng như các loại thuốc ngủ được quảng cáo là mạnh nhất, hiệu quả nhất) chỉ là biện pháp tức thời, mang đến giấc ngủ “cưỡng ép” cho người bệnh. Lạm dụng thuốc an thần gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm, hoang tưởng, đặc biệt rất nguy hiểm với những người mắc các chứng bệnh tâm thần, hô hấp hay tim mạch bởi nó có thể ức chế trung tâm hô hấp gây ngừng thở khi ngủ… Đối với người khỏe mạnh, khi dùng thuốc an thần trong thời gian dài sẽ gây nhờn thuốc, dẫn đến phải tăng liều và tác dụng phụ của nó là gây nghiện. Thống kê tại Đức cho thấy, tỷ lệ đột quỵ não ở người “nghiện” dùng thuốc an thần cao gấp ba lần so với người không lệ thuộc thuốc.
Để đưa giấc ngủ về nhịp sinh học, bạn nên chú ý chế độ nghỉ ngơi, thay đổi lối sống như hạn chế ăn thức ăn dầu mỡ, tăng cường vận động ngày 30 phút và sử dụng các tinh chất thiên nhiên có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ, được chuyên gia khuyến cáo an toàn cho sức khỏe.
Xem thêm: Thuốc an thần gây ngủ tác hại như thế nào!
Theo phunuonline.com.vn