Xuất hàng đi Mỹ: Chất lượng quan trọng hàng đầu

tinnhanh

Thành viên tập sự
2/10/11
7
0
0
Credits
0
Ông Suresh Kumar - trợ lý bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ kiêm vụ trưởng Cơ quan Thương vụ Hoa Kỳ và nước ngoài đã nhấn mạnh điều này và nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường mở nên không có rào cản hay giới hạn các loại hàng hóa nhập khẩu nào. Các quy định, điều kiện đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ được công khai, minh bạch.

Ông Suresh Kumar cho biết, ở Hoa Kỳ đã có nhiều quy định, yêu cầu về chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Đến nay hầu hết các công ty VN đều đáp ứng được những yêu cầu này.

Số lượng hàng dệt may, đồ nội thất và giày dép VN - các mặt hàng chủ lực của VN trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ - sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, để tăng cường xuất khẩu vào Hoa Kỳ, VN cần có chiến lược đa dạng hóa hàng xuất khẩu. Để làm được điều này, doanh nghiệp VN cần phải có máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại và nguồn nhân lực có chất lượng. Và các doanh nghiệp Mỹ sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp VN về máy móc và đào tạo nguồn nhân lực.

Doanh nghiệp Phát triển Thứ bảy, 01/10/2011 16:48 GMT+7 Xuất hàng đi Mỹ: Chất lượng quan trọng hàng đầu
Theo ông Suresh Kumar, với mặt hàng mới như trái cây, Hoa Kỳ sẵn sàng kết nối để VN tăng cường xuất khẩu về mặt số lượng với những mặt hàng trái cây đã được nhập vào Hoa Kỳ và tăng thêm chủng loại trái cây mới. Ngay cả với hàng dệt may, tôm đông lạnh hay đồ chơi trẻ em..., Hoa Kỳ cũng mở cửa hoàn toàn. Điều quan trọng là các nhà xuất khẩu VN đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ.

Ông Suresh Kumar nhấn mạnh, mối quan hệ thương mại VN - Hoa Kỳ rất đặc biệt, VN và Hoa Kỳ đã nhất trí quan điểm còn rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước.

Xác định VN là thị trường quan trọng, Hoa Kỳ đã tăng cường 14 chuyên viên thương mại ở Đại sứ quán tại Hà Nội và Lãnh sự quán tại TP.HCM. Nhiệm vụ của họ là kết nối doanh nghiệp VN với doanh nghiệp Hoa Kỳ và có thắc mắc gì về các quy định liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu có thể liên hệ để nắm rõ vấn đề.

Theo các chuyên gia, không có nước nào mà việc kê khai thông tin sơ lược hàng hoá cho hải quan (manifest) lại phức tạp và nghiêm ngặt như Mỹ.

Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần nắm được các thủ tục kê khai này để chủ động đưa hàng hoá vào thị trường Mỹ một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Cho đến nay hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ phải chịu các biện pháp an ninh sau:

1. Kê khai hải quan tự động (Automatic Manifest System - AMS)

Thông tin của lô hàng nhập khẩu vào Mỹ phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải (Singapore hay Kao Hsiung-Taiwan) khởi hành đến Mỹ. Thủ tục này được áp dụng từ đầu năm 2003 và nhà xuất khẩu có trách nhiệm kê khai thông tin này ngay tại cảng xếp hàng ban đầu.

Hiện nay công việc khai AMS rất dễ dàng và nhanh chóng. Các công ty giao nhận vận tải (gọi tắt là đại lý vận tải) sẽ giúp nhà xuất khẩu Việt Nam kê khai thông tin này. Chi phí cho việc khai AMS là khoảng 25 đô la Mỹ cho một vận đơn hàng hải (Ocean B/L).

2. Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (Importer Security Filing - ISF)

Ngoài việc phải kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 Hải quan Mỹ và Cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (ISF).

Ngoài các thông tin giống như khai AMS, thủ tục khai ISF yêu cầu nhà nhập khẩu ở Mỹ phải cung cấp thêm thông tin khác như nhà sản xuất, thông tin của nhà nhập khẩu (importer of record number), mã số hàng hoá (commodity HTSUS number) và nhà vận tải đóng hàng vào container (consolidatior). Thông tin này cũng được yêu cầu phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải khởi hành đến Mỹ.

Thường việc kê khai ISF sẽ cùng lúc với việc khai AMS và các đại lý vận tải sẽ giúp nhà nhập khẩu kê khai thông tin này. Chi phí cho việc kê khai ISF cũng khoảng 25 đô la Mỹ cho một vận đơn hàng hải.

3. Soi container (X-ray)

Ngoài việc phải kê khai thông tin AMS và ISF, Hải quan Mỹ còn áp dụng biện pháp soi container đối với những container nào có sự nghi ngờ về an ninh, hoặc đơn giản là kiểm tra ngẫu nhiên. Việc soi container này có thể diễn ra ở cảng chuyển tải hoặc ở cảng đích ở Mỹ.

Chính vì những thủ tục kê khai rắc rối trên mà người làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đi Mỹ thường gặp áp lực về việc kê khai thông tin hàng hoá cho các đại lý vận tải. Nhất là hiện nay các hãng tàu (như Maersk, Hanjin, Wanhai...) đang cho triển khai dịch vụ đi thẳng từ cảng Cái Mép đến Mỹ mà không phải qua cảng chuyển tải. Cho nên nếu ngày tàu chạy là thứ Tư thì thứ Bảy tuần trước đó các nhà xuất khẩu Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thành việc kê khai thông tin hàng hoá cho đại lý vận tải, mặc dù ngày thứ Hai tuần sau nhà xuất khẩu mới tiến hành lấy container để đóng hàng và làm thủ tục xuất đi.
Đức Trung
Nguồn: Tầm nhìn
 

Members online

No members online now.