Thói quen tiêu dùng xa xỉ
Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, mức sống của người dân cũng ngày một cao hơn. Cùng với đó, sự giao thoa về văn hóa trong quá trình hội nhập mạnh mẽ đang khiến thói quen tiêu dùng của tầng lớp người giàu có sự thay đổi. Họ thích dùng hàng hiệu để khẳng định đẳng cấp.
Trong một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây, Phó ban Văn hóa-Văn nghệ Báo Nhân dân Nguyễn Hòa nói: Khi nhìn vào thực trạng vấn đề tiêu dùng ở Việt Nam, dù kiêu hãnh về sự tăng trưởng kinh tế đến đâu cũng không thể không e ngại về nghịch lý ngày càng gia tăng giữa tăng trưởng và tiêu dùng, về sự thiếu điều chỉnh và “có lẽ bao hàm cả sự vô phương hướng trong hành vi tiêu dùng của một bộ phận xã hội”.
Một người tiêu dùng đang xem gạo Thái Lan được bày bán trong Siêu thị BigC Thăng Long.
“Sau khi quan sát quan khách đến dự Hội nghị Tổng kết một năm thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tôi phải đặt câu hỏi: Không biết các đại biểu đến dự hội nghị đã ưu tiên sử dụng bao nhiêu phần trăm hàng Việt Nam? Vì nhiều vị đến dự hội nghị với áo quần hàng hiệu, xách túi hàng hiệu…”, nhà báo Nguyễn Hòa nói.
Nhà báo Nguyễn Hòa còn chỉ ra thực trạng đang ngày càng phổ biến hơn, ấy là Tây hóa mâm cúng gia tiên. Theo nhà báo Nguyễn Hòa, mâm cúng gia tiên theo văn hóa ẩm thực thuần Việt cách đây mấy chục năm đang dần bị thay thế bằng thịt hun khói, dăm-bông, xúc xích, cùng những chai rượu ngoại đắt tiền…
Cùng chung nhận định với nhà báo Nguyễn Hòa, PGS, TS Dương Thị Liễu (Trưởng bộ môn Văn hóa kinh doanh, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng: “Hiện nay đang nổi lên khuynh hướng mua sắm xa xỉ để khẳng định địa vị xã hội và chơi trội. Xu hướng tiêu dùng lấy thương hiệu khẳng định phong cách từ giới thu nhập cao đang chuyển sang giới tiêu dùng trẻ, đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu. Họ sẵn sàng chi những khoản tiền lớn cho những mặt hàng “độc” nhằm thể hiện cá tính và sự khác biệt giữa đám đông. Cụ thể là điện thoại di động, xe hơi, các mặt hàng công nghệ đều phải thể hiện cho được đẳng cấp của người chủ, cho dù đôi khi công năng sử dụng bị gạt sang một bên”.
Đua đòi, quay lưng với hàng Việt
Điều đáng nói là thói quen khẳng định mình bằng những món đồ hàng hiệu của giới thượng lưu đang bị một bộ phận người có thu nhập chưa cao đua đòi, bắt chước. Để được dùng hàng hiệu, những người này thường tìm mọi cách có đủ tiền phục vụ nhu cầu mua sắm xa xỉ. Đây là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng. Một bộ phận khác vì muốn được dùng “hàng hiệu” nhưng không đủ tiền nên sẵn lòng dùng hàng giả, hàng giảm giá…
“Chính vì văn hóa tiêu dùng chưa hình thành rõ rệt mà có tình trạng phổ biến là thanh niên lao vào mua hàng hiệu giá rẻ, hàng thanh lý của nhà sản xuất đã cắt mác, chấp nhận mua hàng giả vì còn nghèo”, PGS, TS Dương Thị Liễu nói.
Còn theo nhà báo Nguyễn Hòa, những hiểu biết lệch lạc cùng “thói ích kỷ, sĩ diện hão, kiểu trọc phú và học đòi, a dua theo đám đông, con gà tức nhau tiếng gáy… vốn tiềm tàng trong tâm lý tiểu nông tư hữu có cơ hội trỗi dậy, nhiều người đã phóng chiếu các thói tật này bằng việc chạy theo và cố gắng phô phang một số kiểu lối hưởng thụ được cho là thời thượng, là “quyền” được hưởng”. Khi thói ích kỷ lên ngôi, tinh thần hy sinh vì cộng đồng, vì đồng loại như trở thành một giá trị lạc lõng...
Trao đổi với phóng viên, hầu hết các diễn giả đều cho rằng, thói quen tiêu dùng xa xỉ cùng tật đua đòi đã góp phần không nhỏ tạo ra xu hướng tiêu dùng mới: Vọng ngoại và quay lưng với hàng Việt Nam. Sự vọng ngoại thể hiện ở chỗ, cùng mặt hàng có chất lượng như nhau, mẫu mã cũng không chênh lệch nhiều về tính thẩm mĩ, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn hàng ngoại. Chính điều này đã dẫn tới nghịch lý: Hàng do người Việt Nam sản xuất tại Việt Nam, nhưng phải xuất ra nước ngoài để doanh nghiệp nước ngoài đóng gói, sau đó quay lại phục vụ khách hàng là người Việt Nam với giá thành đắt hơn gấp nhiều lần. Nghịch lý này đang gây thiệt hại cho chính người tiêu dùng Việt Nam, cũng như cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, tạo ra tâm lý vọng ngoại trong tiêu dùng không chỉ xuất phát từ thói quen tiêu dùng xa xỉ và sự đua đòi, mà còn có một phần lỗi từ không ít nhà sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Việt Nam. Lối làm ăn chụp giật, được chăng hay chớ, sẵn sàng đưa những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng với dịch vụ hậu mãi hầu như không có để phục vụ khách hàng của một bộ phận nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ đang gặm nhấm niềm tin của người tiêu dùng mỗi ngày. Bởi vậy, để giảm dần thói quen tiêu dùng xa xỉ, sự đua đòi có thể làm lệch lạc văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, cần phải thực hiện từ cả hai phía: Chú tâm xây dựng và phát triển những thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đồng thời đẩy mạnh hoạt động định hướng cho văn hóa tiêu dùng Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển, mức sống của người dân cũng ngày một cao hơn. Cùng với đó, sự giao thoa về văn hóa trong quá trình hội nhập mạnh mẽ đang khiến thói quen tiêu dùng của tầng lớp người giàu có sự thay đổi. Họ thích dùng hàng hiệu để khẳng định đẳng cấp.
Trong một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây, Phó ban Văn hóa-Văn nghệ Báo Nhân dân Nguyễn Hòa nói: Khi nhìn vào thực trạng vấn đề tiêu dùng ở Việt Nam, dù kiêu hãnh về sự tăng trưởng kinh tế đến đâu cũng không thể không e ngại về nghịch lý ngày càng gia tăng giữa tăng trưởng và tiêu dùng, về sự thiếu điều chỉnh và “có lẽ bao hàm cả sự vô phương hướng trong hành vi tiêu dùng của một bộ phận xã hội”.
Một người tiêu dùng đang xem gạo Thái Lan được bày bán trong Siêu thị BigC Thăng Long.
“Sau khi quan sát quan khách đến dự Hội nghị Tổng kết một năm thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tôi phải đặt câu hỏi: Không biết các đại biểu đến dự hội nghị đã ưu tiên sử dụng bao nhiêu phần trăm hàng Việt Nam? Vì nhiều vị đến dự hội nghị với áo quần hàng hiệu, xách túi hàng hiệu…”, nhà báo Nguyễn Hòa nói.
Nhà báo Nguyễn Hòa còn chỉ ra thực trạng đang ngày càng phổ biến hơn, ấy là Tây hóa mâm cúng gia tiên. Theo nhà báo Nguyễn Hòa, mâm cúng gia tiên theo văn hóa ẩm thực thuần Việt cách đây mấy chục năm đang dần bị thay thế bằng thịt hun khói, dăm-bông, xúc xích, cùng những chai rượu ngoại đắt tiền…
Cùng chung nhận định với nhà báo Nguyễn Hòa, PGS, TS Dương Thị Liễu (Trưởng bộ môn Văn hóa kinh doanh, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng: “Hiện nay đang nổi lên khuynh hướng mua sắm xa xỉ để khẳng định địa vị xã hội và chơi trội. Xu hướng tiêu dùng lấy thương hiệu khẳng định phong cách từ giới thu nhập cao đang chuyển sang giới tiêu dùng trẻ, đặc biệt là ở tầng lớp trung lưu. Họ sẵn sàng chi những khoản tiền lớn cho những mặt hàng “độc” nhằm thể hiện cá tính và sự khác biệt giữa đám đông. Cụ thể là điện thoại di động, xe hơi, các mặt hàng công nghệ đều phải thể hiện cho được đẳng cấp của người chủ, cho dù đôi khi công năng sử dụng bị gạt sang một bên”.
Đua đòi, quay lưng với hàng Việt
Điều đáng nói là thói quen khẳng định mình bằng những món đồ hàng hiệu của giới thượng lưu đang bị một bộ phận người có thu nhập chưa cao đua đòi, bắt chước. Để được dùng hàng hiệu, những người này thường tìm mọi cách có đủ tiền phục vụ nhu cầu mua sắm xa xỉ. Đây là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng. Một bộ phận khác vì muốn được dùng “hàng hiệu” nhưng không đủ tiền nên sẵn lòng dùng hàng giả, hàng giảm giá…
“Chính vì văn hóa tiêu dùng chưa hình thành rõ rệt mà có tình trạng phổ biến là thanh niên lao vào mua hàng hiệu giá rẻ, hàng thanh lý của nhà sản xuất đã cắt mác, chấp nhận mua hàng giả vì còn nghèo”, PGS, TS Dương Thị Liễu nói.
Còn theo nhà báo Nguyễn Hòa, những hiểu biết lệch lạc cùng “thói ích kỷ, sĩ diện hão, kiểu trọc phú và học đòi, a dua theo đám đông, con gà tức nhau tiếng gáy… vốn tiềm tàng trong tâm lý tiểu nông tư hữu có cơ hội trỗi dậy, nhiều người đã phóng chiếu các thói tật này bằng việc chạy theo và cố gắng phô phang một số kiểu lối hưởng thụ được cho là thời thượng, là “quyền” được hưởng”. Khi thói ích kỷ lên ngôi, tinh thần hy sinh vì cộng đồng, vì đồng loại như trở thành một giá trị lạc lõng...
Trao đổi với phóng viên, hầu hết các diễn giả đều cho rằng, thói quen tiêu dùng xa xỉ cùng tật đua đòi đã góp phần không nhỏ tạo ra xu hướng tiêu dùng mới: Vọng ngoại và quay lưng với hàng Việt Nam. Sự vọng ngoại thể hiện ở chỗ, cùng mặt hàng có chất lượng như nhau, mẫu mã cũng không chênh lệch nhiều về tính thẩm mĩ, nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn hàng ngoại. Chính điều này đã dẫn tới nghịch lý: Hàng do người Việt Nam sản xuất tại Việt Nam, nhưng phải xuất ra nước ngoài để doanh nghiệp nước ngoài đóng gói, sau đó quay lại phục vụ khách hàng là người Việt Nam với giá thành đắt hơn gấp nhiều lần. Nghịch lý này đang gây thiệt hại cho chính người tiêu dùng Việt Nam, cũng như cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, tạo ra tâm lý vọng ngoại trong tiêu dùng không chỉ xuất phát từ thói quen tiêu dùng xa xỉ và sự đua đòi, mà còn có một phần lỗi từ không ít nhà sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Việt Nam. Lối làm ăn chụp giật, được chăng hay chớ, sẵn sàng đưa những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng với dịch vụ hậu mãi hầu như không có để phục vụ khách hàng của một bộ phận nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ đang gặm nhấm niềm tin của người tiêu dùng mỗi ngày. Bởi vậy, để giảm dần thói quen tiêu dùng xa xỉ, sự đua đòi có thể làm lệch lạc văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, cần phải thực hiện từ cả hai phía: Chú tâm xây dựng và phát triển những thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đồng thời đẩy mạnh hoạt động định hướng cho văn hóa tiêu dùng Việt Nam.