Sau mười năm nhập tịch Đắk Nông, giống khoai Beniazuma đem lại cho hàng vạn hộ nông dân cơ hội thoát nghèo. Những căn nhà ngói mới khang trang, trị giá nhiều trăm triệu đồng xây bằng tiền lãi vun trồng, mua bán khoai lang, nhanh chóng mọc lên, thay thế hàng nghìn nhà tranh vách nứa khắp buôn làng vùng sâu thuộc các huyện - thị Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Glong, Đắk R’ lấp, Đắk Mil, Krông Nô, Cư Jút... ?
Thu hoạch khoai ở Đắk Song. Ảnh: Lê Văn Kiến.
Đắk Song là huyện có diện tích và sản lượng khoai lang nhiều nhất tỉnh Đắk Nông. Đeo găng cao su mỏng, nông dân dùng tay bới khoai xếp la liệt trên mặt luống. Họ hầu hết là lao động từ nơi khác đến làm thuê, mỗi công khoảng 150.000 đồng. Mỗi vụ khoai gói gọn 3 tháng 20 ngày cho chủ ruộng lãi hàng trăm triệu đồng trên một hecta (nếu không phải trả tiền thuê đất).
- Sao không dùng cuốc đào cho mau?
- Úi đâu được! “Nâng như trứng, hứng như ? khoai” mà! Lỡ xước vỏ, khoai giảm giá, chủ trừ tiền công ngay. Các công ty thu mua tới tận ruộng, đem thùng phân loại, hạng tuyển được khoảng bảy nghìn mỗi ký. Ở đây, nhiều chủ trồng tới hàng chục hecta khoai, thu tiền tỷ mỗi năm, mau giàu lắm!” một người thu hoạch khoai nói.
Huyện Tuy Đức, nơi những dây khoai Beniazuma xuất xứ Nhật Bản lần đầu tiên được đưa về trồng năm 2002 trên cánh đồng Đắk Bukso, có năng suất khoai cao và chất lượng thơm ngon vượt trội so với nơi cung cấp giống. Kỹ sư Nguyễn Ngọc Quyền, Phó phòng Kinh tế huyện, người có công đem giống khoai Beniazuma từ cao nguyên Lâm Viên sang cao nguyên M’Nông, tích cực liên hệ mua giống, nhân giống khoai.
Ông Bùi Văn Lâm, Chủ nhiệm Hợp tác xã 19-5, nghiên cứu cách trồng khoai trái vụ, thu lãi cao hơn hẳn 2 vụ chính. Kết quả cho thấy lợi nhuận từ trồng khoai lang Beniazuma cao gấp hàng chục lần trồng lúa, gấp dăm ba lần trồng ngô sắn và nhiều loại hoa màu khác. Vì vậy, diện tích trồng khoai tăng nhanh.
Huyện đã thành lập Hội Khoai lang Tuy Đức, giao ghế Chủ tịch Hội và nhiệm vụ lập hồ sơ xây dựng thương hiệu khoai lang Tuy Đức cho Phó chủ tịch UBND huyện Lê Văn Quang. Năm 2011, diện tích khoai lang Beniazuma tại Tuy Đức lên đến 1.994 hecta, cho sản lượng 23.623 tấn, giúp huyện giảm hẳn tỷ lệ hộ nghèo.
Giống khoai Beniazuma đã được nhân rộng ra tất cả các huyện thị của Đắk Nông, nhiều nhất là ở huyện Đắk Song. Năm 2010, Đắk Song trồng được 4.612 ha, vượt 10% so với kế hoạch, sản lượng đạt 58.029 tấn. Năm 2011, ước đạt khoảng 60.000 tấn, chiếm hơn nửa sản lượng khoai toàn tỉnh.
Tuy nhiên, khoai Đắk Song do chưa thuần về giống và chất nên giá bán còn bấp bênh so với khoai lang Tuy Đức. Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, huyện đã xây dựng dự án Nhà máy chế biến khoai lang với công suất 7 vạn tấn sản phẩm mỗi năm, vốn 132 tỷ đồng, nhưng chưa tìm được nhà đầu tư.
Ông Trần Đình Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức, nói: “Củ khoai Tuy Đức bán cho các công ty nước ngoài chỉ từ 5.000 đồng- 7.000 đồng/ký, để họ chế biến thành khoai đông lạnh, bột dinh dưỡng, bánh mứt, rồi trực tiếp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Singapore, Malaisia... với giá thành phẩm mỗi ký khoai lên đến 7 USD, lời kinh khủng”.
Huyện đã liên kết mời một doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến khoai lang tại xã Đắk Bukso. Tuy nhiên, cơn bão tài chính đang làm dự án ngưng trệ.
Theo số liệu tính toán từ Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông, lãi ròng trên mỗi hecta khoai lang Nhật trồng 2 vụ đạt bình quân 148.000.000 đồng/năm. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cho khoai lang từ lâu đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm.
Hội Khoai lang Tuy Đức và vài doanh nghiệp trên địa bàn đã nộp hồ sơ xây dựng thương hiệu khoai lang độc quyền cho đơn vị, nhưng tỉnh dự kiến lập chung thương hiệu Khoai lang Đắk Nông đồng thời thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ trên toàn thế giới, tránh để tên thương hiệu và chỉ dẫn địa lý của đặc sản bị cướp, phải vất vả kiện đòi như trường hợp cà phê Buôn Ma Thuột.
Hoàng Thiên Nga
Nguồn: Tiền phong
Thu hoạch khoai ở Đắk Song. Ảnh: Lê Văn Kiến.
Đắk Song là huyện có diện tích và sản lượng khoai lang nhiều nhất tỉnh Đắk Nông. Đeo găng cao su mỏng, nông dân dùng tay bới khoai xếp la liệt trên mặt luống. Họ hầu hết là lao động từ nơi khác đến làm thuê, mỗi công khoảng 150.000 đồng. Mỗi vụ khoai gói gọn 3 tháng 20 ngày cho chủ ruộng lãi hàng trăm triệu đồng trên một hecta (nếu không phải trả tiền thuê đất).
- Sao không dùng cuốc đào cho mau?
- Úi đâu được! “Nâng như trứng, hứng như ? khoai” mà! Lỡ xước vỏ, khoai giảm giá, chủ trừ tiền công ngay. Các công ty thu mua tới tận ruộng, đem thùng phân loại, hạng tuyển được khoảng bảy nghìn mỗi ký. Ở đây, nhiều chủ trồng tới hàng chục hecta khoai, thu tiền tỷ mỗi năm, mau giàu lắm!” một người thu hoạch khoai nói.
Huyện Tuy Đức, nơi những dây khoai Beniazuma xuất xứ Nhật Bản lần đầu tiên được đưa về trồng năm 2002 trên cánh đồng Đắk Bukso, có năng suất khoai cao và chất lượng thơm ngon vượt trội so với nơi cung cấp giống. Kỹ sư Nguyễn Ngọc Quyền, Phó phòng Kinh tế huyện, người có công đem giống khoai Beniazuma từ cao nguyên Lâm Viên sang cao nguyên M’Nông, tích cực liên hệ mua giống, nhân giống khoai.
Ông Bùi Văn Lâm, Chủ nhiệm Hợp tác xã 19-5, nghiên cứu cách trồng khoai trái vụ, thu lãi cao hơn hẳn 2 vụ chính. Kết quả cho thấy lợi nhuận từ trồng khoai lang Beniazuma cao gấp hàng chục lần trồng lúa, gấp dăm ba lần trồng ngô sắn và nhiều loại hoa màu khác. Vì vậy, diện tích trồng khoai tăng nhanh.
Huyện đã thành lập Hội Khoai lang Tuy Đức, giao ghế Chủ tịch Hội và nhiệm vụ lập hồ sơ xây dựng thương hiệu khoai lang Tuy Đức cho Phó chủ tịch UBND huyện Lê Văn Quang. Năm 2011, diện tích khoai lang Beniazuma tại Tuy Đức lên đến 1.994 hecta, cho sản lượng 23.623 tấn, giúp huyện giảm hẳn tỷ lệ hộ nghèo.
Giống khoai Beniazuma đã được nhân rộng ra tất cả các huyện thị của Đắk Nông, nhiều nhất là ở huyện Đắk Song. Năm 2010, Đắk Song trồng được 4.612 ha, vượt 10% so với kế hoạch, sản lượng đạt 58.029 tấn. Năm 2011, ước đạt khoảng 60.000 tấn, chiếm hơn nửa sản lượng khoai toàn tỉnh.
Tuy nhiên, khoai Đắk Song do chưa thuần về giống và chất nên giá bán còn bấp bênh so với khoai lang Tuy Đức. Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, huyện đã xây dựng dự án Nhà máy chế biến khoai lang với công suất 7 vạn tấn sản phẩm mỗi năm, vốn 132 tỷ đồng, nhưng chưa tìm được nhà đầu tư.
Ông Trần Đình Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức, nói: “Củ khoai Tuy Đức bán cho các công ty nước ngoài chỉ từ 5.000 đồng- 7.000 đồng/ký, để họ chế biến thành khoai đông lạnh, bột dinh dưỡng, bánh mứt, rồi trực tiếp xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Singapore, Malaisia... với giá thành phẩm mỗi ký khoai lên đến 7 USD, lời kinh khủng”.
Huyện đã liên kết mời một doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến khoai lang tại xã Đắk Bukso. Tuy nhiên, cơn bão tài chính đang làm dự án ngưng trệ.
Theo số liệu tính toán từ Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông, lãi ròng trên mỗi hecta khoai lang Nhật trồng 2 vụ đạt bình quân 148.000.000 đồng/năm. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cho khoai lang từ lâu đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm.
Hội Khoai lang Tuy Đức và vài doanh nghiệp trên địa bàn đã nộp hồ sơ xây dựng thương hiệu khoai lang độc quyền cho đơn vị, nhưng tỉnh dự kiến lập chung thương hiệu Khoai lang Đắk Nông đồng thời thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ trên toàn thế giới, tránh để tên thương hiệu và chỉ dẫn địa lý của đặc sản bị cướp, phải vất vả kiện đòi như trường hợp cà phê Buôn Ma Thuột.
Hoàng Thiên Nga
Nguồn: Tiền phong