Cây chè Shan ở Sinh Long (Nà Hang) được trồng từ ngày nào, người già nhất trong bản cũng không nhớ nữa. Cây vừa cho sản phẩm, vừa cho bóng mát, vừa tạo thành vành đai bảo vệ rừng hữu hiệu nên lâu nay, dù không có thu nhập gì từ những rừng chè Shan này, người Sinh Long vẫn giữ lại, không bỏ đi cây nào…
Thu nhập cao từ chè Shan
Sinh Long hiện có gần 800 ha chè Shan, tập trung ở các thôn Phiêng Thốc, Phiêng Ten, Khuổi Phìn, Trung Phìn, Bản Lá, Phiêng Ngàm, Lũng Khiêng, Nà Tấu, Nặm Đường. Riêng khu vực Khuổi Phìn, Trung Phìn và Phiêng Ngàm có nhiều cây chè cổ thụ vẫn cho năng suất và chất lượng ngon, ổn định với diện tích gần 45 ha. Tuy nhiên, trong khoảng một thời gian dài, có diện tích chè không được chăm sóc nên năng suất thấp; có người dân Sinh Long gần như chỉ coi chè Shan là rừng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước nhiều hơn là kinh tế.
Tuyển chọn cây chè Shan đầu dòng tại thôn Trung Phìn, xã Sinh Long
Ông Phùng Dùng Chấy, Trưởng thôn Lũng Phiêng chia sẻ: Toàn thôn hiện có 50/86 hộ trồng chè. Nhiều nhà trồng, nhưng không nhiều nhà giàu, vì trước đây làm gì có thu nhập nhiều từ cây chè. Nên khi nghe cán bộ về vận động bà con trồng chè, cải tạo thâm canh lại đồi chè cũ, nhiều hộ không muốn làm vì sợ “mất công mà chẳng có của”. Nhưng sau khi được chính quyền xã động viên, được cán bộ kỹ thuật từ tỉnh, huyện về hướng dẫn, vài người làm theo, thấy khả quan nên giờ ai có chè cũng đều tập trung làm theo những gì đã được hướng dẫn.
Dẫn chúng tôi đi tham quan các mô hình cải tạo, thâm canh chè Shan tại xã Sinh Long, anh Chu Huy Tưởng, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) không giấu nổi niềm vui, bởi theo dự kiến toàn bộ diện tích này là 20 ha nhưng sau một thời gian vận động, tuyên truyền, người dân xã Sinh Long đã “tự nguyện” mở rộng ra thêm 2 ha diện tích cải tạo. Toàn bộ 12 ha thâm canh đều được các cán bộ hướng dẫn trồng theo mô hình trồng rừng phòng hộ, với mật độ 2.000 cây/ha. Theo anh, đây là một “kỳ tích”, bởi những ngày đầu đến vận động bà con cải tạo, thâm canh lại vườn chè, nhiều người thậm chí không tin sẽ có ngày đồi chè gia đình mình lại cho thu nhập cao. Anh Chúc Văn Sếnh, thôn Phiêng Ngàm cho biết, gia đình có vài chục gốc chè cổ thụ, cho búp rất tốt nhưng chủ yếu để trong nhà hoặc trong thôn ai có nhu cầu thì thu hái về dùng thôi. Nhưng từ năm 2009, khi các cán bộ về chọn mấy gốc chè Shan cho búp ngon nhất, đẹp nhất để lựa chọn, tuyển giống ông cũng thấy tự hào lắm và bắt đầu tập trung chăm sóc mấy gốc chè này thật tốt.
Cùng với các mô hình cải tạo, thâm canh cây chè và mở rộng diện tích trồng chè, Công ty TNHH Việt Dũng đã xây dựng một mô hình chế biến tiên tiến có công suất 1 tấn nguyên liệu/ngày, tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng. Ngay sau khi đi vào hoạt động, toàn bộ chè búp tươi của người dân Sinh Long được thu mua và chế biến trực tiếp ngay tại xã với giá thành từ 8.000 đồng đến 12.000 đồng/kg chè búp tươi. Chuyện có thu nhập từ chè Shan ngày nào như chuyện trong mơ với người nông dân Sinh Long thì giờ đã thành sự thật. Anh Chúc Thồng o*n, thôn Lũng Khiêng, người có tên đều đặn nhất trong sổ nhật ký thu mua chè của công ty phấn khởi cho biết, mỗi năm gia đình thu hái 6 đợt, mỗi đợt từ 40 - 50 kg. Có tiền bán búp chè, mấy đứa con trong nhà cũng được ăn uống, học hành đầy đủ hơn, không phải lo nhiều như ngày trước nữa.
Ông Hoàng Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Sinh Long cho biết: Trước sự thành công của mô hình này, xã phấn đấu mỗi năm trồng mới trên 30 ha chè, riêng trong năm 2011, xã đã trồng mới 10 ha tại 3 thôn Phiêng Thốc, Lũng Khiêng, Phiêng Ngàm.
Nỗ lực xây dựng và quảng bá chè Shan Sinh Long
Sinh Long là xã vùng cao của huyện Nà Hang, nằm trên độ cao hơn 500 mét so với mực nước biển, là nơi có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển cây chè Shan - một loại chè đặc sản chỉ phát triển ở những nơi có nhiệt độ thấp. Nhận thức được lợi thế đó, cùng với việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân cải tạo, mở rộng thêm diện tích chè Shan, việc xây dựng thương hiệu chè Shan Sinh Long cũng đang được “3 nhà” cùng vào cuộc.
Cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra mô hình cải tạo chè Shan tại thôn Lũng Khiêng.
Anh Đặng Việt Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Dũng cho biết: Khi lần đầu tiên bắt tay vào sản xuất chè anh rất lo lắng cho đầu ra của sản phẩm. Mặc dù chè Shan Sinh Long là sản phẩm ngon có tiếng nhưng chưa đi ra được thị trường ngoài mà chủ yếu vẫn chỉ cung cấp trong nội huyện. Và gần 1 năm tiến hành sản xuất đại trà, sản phẩm làm ra mới chỉ dừng lại ở đơn đặt hàng, thị trường ngoài tiếp nhận vẫn còn khá dè dặt. Anh Dũng khẳng định, chè Shan do công ty của anh chế biến là loại chè đạt tiêu chí 4 nhất: Mẫu mã bao gói đẹp nhất, chất lượng chè ngon nhất, sản phẩm sạch tinh khiết nhất và giá trị chè hàng hóa cao nhất. Tuy nhiên, để thức dậy tiềm năng sản phẩm chè sạch Shan tuyết Sinh Long, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu là điều mà anh đang tập trung làm trong năm nay. Lợi thế nhất đối với sản phẩm này hiện nay chính là việc mẫu mã, bao bì đã cơ bản thống nhất, chè thành phẩm ra thị trường được giới thiệu với hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn.
Ông Đỗ Hồng Thanh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Cùng với những nỗ lực trong việc đưa những tiến bộ kỹ thuật mới nhất vào việc gìn giữ và phát triển nguồn gen quý của cây chè Shan Sinh Long, Sở cũng đã có những hướng dẫn cụ thể đối với Công ty TNHH Việt Dũng trong việc xây dựng thành công thương hiệu chè Shan Sinh Long và hy vọng trong năm 2012 sẽ có những kết quả khả quan.
Trần Thị Liên
Nguồn: báo Tuyên Quang
Thu nhập cao từ chè Shan
Sinh Long hiện có gần 800 ha chè Shan, tập trung ở các thôn Phiêng Thốc, Phiêng Ten, Khuổi Phìn, Trung Phìn, Bản Lá, Phiêng Ngàm, Lũng Khiêng, Nà Tấu, Nặm Đường. Riêng khu vực Khuổi Phìn, Trung Phìn và Phiêng Ngàm có nhiều cây chè cổ thụ vẫn cho năng suất và chất lượng ngon, ổn định với diện tích gần 45 ha. Tuy nhiên, trong khoảng một thời gian dài, có diện tích chè không được chăm sóc nên năng suất thấp; có người dân Sinh Long gần như chỉ coi chè Shan là rừng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước nhiều hơn là kinh tế.
Tuyển chọn cây chè Shan đầu dòng tại thôn Trung Phìn, xã Sinh Long
Ông Phùng Dùng Chấy, Trưởng thôn Lũng Phiêng chia sẻ: Toàn thôn hiện có 50/86 hộ trồng chè. Nhiều nhà trồng, nhưng không nhiều nhà giàu, vì trước đây làm gì có thu nhập nhiều từ cây chè. Nên khi nghe cán bộ về vận động bà con trồng chè, cải tạo thâm canh lại đồi chè cũ, nhiều hộ không muốn làm vì sợ “mất công mà chẳng có của”. Nhưng sau khi được chính quyền xã động viên, được cán bộ kỹ thuật từ tỉnh, huyện về hướng dẫn, vài người làm theo, thấy khả quan nên giờ ai có chè cũng đều tập trung làm theo những gì đã được hướng dẫn.
Dẫn chúng tôi đi tham quan các mô hình cải tạo, thâm canh chè Shan tại xã Sinh Long, anh Chu Huy Tưởng, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ) không giấu nổi niềm vui, bởi theo dự kiến toàn bộ diện tích này là 20 ha nhưng sau một thời gian vận động, tuyên truyền, người dân xã Sinh Long đã “tự nguyện” mở rộng ra thêm 2 ha diện tích cải tạo. Toàn bộ 12 ha thâm canh đều được các cán bộ hướng dẫn trồng theo mô hình trồng rừng phòng hộ, với mật độ 2.000 cây/ha. Theo anh, đây là một “kỳ tích”, bởi những ngày đầu đến vận động bà con cải tạo, thâm canh lại vườn chè, nhiều người thậm chí không tin sẽ có ngày đồi chè gia đình mình lại cho thu nhập cao. Anh Chúc Văn Sếnh, thôn Phiêng Ngàm cho biết, gia đình có vài chục gốc chè cổ thụ, cho búp rất tốt nhưng chủ yếu để trong nhà hoặc trong thôn ai có nhu cầu thì thu hái về dùng thôi. Nhưng từ năm 2009, khi các cán bộ về chọn mấy gốc chè Shan cho búp ngon nhất, đẹp nhất để lựa chọn, tuyển giống ông cũng thấy tự hào lắm và bắt đầu tập trung chăm sóc mấy gốc chè này thật tốt.
Cùng với các mô hình cải tạo, thâm canh cây chè và mở rộng diện tích trồng chè, Công ty TNHH Việt Dũng đã xây dựng một mô hình chế biến tiên tiến có công suất 1 tấn nguyên liệu/ngày, tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng. Ngay sau khi đi vào hoạt động, toàn bộ chè búp tươi của người dân Sinh Long được thu mua và chế biến trực tiếp ngay tại xã với giá thành từ 8.000 đồng đến 12.000 đồng/kg chè búp tươi. Chuyện có thu nhập từ chè Shan ngày nào như chuyện trong mơ với người nông dân Sinh Long thì giờ đã thành sự thật. Anh Chúc Thồng o*n, thôn Lũng Khiêng, người có tên đều đặn nhất trong sổ nhật ký thu mua chè của công ty phấn khởi cho biết, mỗi năm gia đình thu hái 6 đợt, mỗi đợt từ 40 - 50 kg. Có tiền bán búp chè, mấy đứa con trong nhà cũng được ăn uống, học hành đầy đủ hơn, không phải lo nhiều như ngày trước nữa.
Ông Hoàng Văn Linh, Chủ tịch UBND xã Sinh Long cho biết: Trước sự thành công của mô hình này, xã phấn đấu mỗi năm trồng mới trên 30 ha chè, riêng trong năm 2011, xã đã trồng mới 10 ha tại 3 thôn Phiêng Thốc, Lũng Khiêng, Phiêng Ngàm.
Nỗ lực xây dựng và quảng bá chè Shan Sinh Long
Sinh Long là xã vùng cao của huyện Nà Hang, nằm trên độ cao hơn 500 mét so với mực nước biển, là nơi có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển cây chè Shan - một loại chè đặc sản chỉ phát triển ở những nơi có nhiệt độ thấp. Nhận thức được lợi thế đó, cùng với việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân cải tạo, mở rộng thêm diện tích chè Shan, việc xây dựng thương hiệu chè Shan Sinh Long cũng đang được “3 nhà” cùng vào cuộc.
Cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra mô hình cải tạo chè Shan tại thôn Lũng Khiêng.
Anh Đặng Việt Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Dũng cho biết: Khi lần đầu tiên bắt tay vào sản xuất chè anh rất lo lắng cho đầu ra của sản phẩm. Mặc dù chè Shan Sinh Long là sản phẩm ngon có tiếng nhưng chưa đi ra được thị trường ngoài mà chủ yếu vẫn chỉ cung cấp trong nội huyện. Và gần 1 năm tiến hành sản xuất đại trà, sản phẩm làm ra mới chỉ dừng lại ở đơn đặt hàng, thị trường ngoài tiếp nhận vẫn còn khá dè dặt. Anh Dũng khẳng định, chè Shan do công ty của anh chế biến là loại chè đạt tiêu chí 4 nhất: Mẫu mã bao gói đẹp nhất, chất lượng chè ngon nhất, sản phẩm sạch tinh khiết nhất và giá trị chè hàng hóa cao nhất. Tuy nhiên, để thức dậy tiềm năng sản phẩm chè sạch Shan tuyết Sinh Long, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu là điều mà anh đang tập trung làm trong năm nay. Lợi thế nhất đối với sản phẩm này hiện nay chính là việc mẫu mã, bao bì đã cơ bản thống nhất, chè thành phẩm ra thị trường được giới thiệu với hình ảnh bắt mắt và hấp dẫn.
Ông Đỗ Hồng Thanh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Cùng với những nỗ lực trong việc đưa những tiến bộ kỹ thuật mới nhất vào việc gìn giữ và phát triển nguồn gen quý của cây chè Shan Sinh Long, Sở cũng đã có những hướng dẫn cụ thể đối với Công ty TNHH Việt Dũng trong việc xây dựng thành công thương hiệu chè Shan Sinh Long và hy vọng trong năm 2012 sẽ có những kết quả khả quan.
Trần Thị Liên
Nguồn: báo Tuyên Quang