Trong truyền thống của mình, người Việt Nam luôn đề cao các quan hệ gia đình, họ hàng, dòng tộc. Ðiều này thể hiện qua câu tục ngữ “một giọt máu đào hơn ao nước lã” mà qua bao đời mọi người đều đã thuộc nằm lòng, coi đó là nguyên tắc ứng xử cần được tôn trọng. Vì thế, khi đất nước đã có những bước phát triển mới, thì vấn đề này cũng đang được đặt ra…
Phải nói rằng, ở rất nhiều nơi, việc dịch gia phả, quy tập xây cất hay tu bổ từ đường và mồ mả ông bà tổ tiên, tìm gốc tích thủy tổ và các chi ngành họ hàng lưu lạc, rồi lập hòm công đức, lập quỹ khuyến học… đã trở thành hoạt động được nhiều dòng họ coi trọng. Xét về mặt tích cực, phong trào này càng góp phần khẳng định những giá trị văn hóa bất biến về phương diện tinh thần mà dòng họ mang lại cho cộng đồng, là sợi dây vô hình liên kết tâm hồn người Việt hướng đến nguồn cội.
Văn hóa dòng họ bao hàm trong đó những giá trị vật thể như bia ký, gia phả, từ đường, lăng mộ… và các giá trị phi vật thể như bề dày truyền thống của dòng họ, quy ước dòng họ, việc thờ cúng tổ tiên và nghi lễ, mối quan hệ giữa các thành viên nội tộc, mối quan hệ với xã hội, vai trò và vị trí của dòng họ đối với sự phát triển của địa phương hoặc đối với đất nước… “Việc họ” cơ bản bao gồm các việc quan trọng mà dòng họ nào cũng phải thực hiện như tìm lại gia phả, xây cất nơi thờ tự và mồ mả, lập hòm công đức để con cháu tự nguyện đóng góp nhằm bày tỏ tấm lòng hiếu thuận với họ tộc.
Xây dựng văn hóa dòng họ là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Trong lúc nhịp sống hiện đại ngày càng trở nên căng thẳng, bộn bề thì nhu cầu đó càng bùng phát mạnh mẽ, nghĩa là mọi người thường xem cội nguồn từ dòng họ như một niềm tin góp phần lấy lại sự cân bằng tinh thần trong cuộc sống hằng ngày….
Dù mỗi người có nguồn gốc xuất thân khác nhau, mang những tên, họ khác nhau, nhưng đều có điểm chung đó là họ đều chịu sự giáo dục của gia đình, dòng họ về truyền thống yêu nước, yêu quê hương, thờ cúng tổ tiên, hướng về cội nguồn dân tộc
Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các dòng họ đều chung một truyền thống thiêng liêng đó là lòng yêu nước nồng nàn, luôn hướng về cội nguồn dân tộc, “nặng lòng” thờ cúng tổ tiên. Cũng vì lẽ đó, mà hiện nay vấn đề con cháu hướng về cội nguồn, góp công, góp của, góp sức xây dựng nơi thờ tự tổ tiên, từ đường, tham gia các phần việc của “việc họ” như: giỗ họ, chạp họ, lập quỹ khuyến học, hòm công đức… đã và đang trở thành phong trào văn hóa rộng khắp trong các dòng họ.
Văn hóa dòng họ cũng chính là đặc điểm văn hóa nông thôn của vùng Thừa Thiên-Huế, Bình Định cũng như của cả nước dưới chế độ phong kiến. Mỗi họ tuy nghề nghiệp có khác nhau, nhưng phần lớn sống dựa vào ruộng đất, một số ít làm nghề thủ công, nhưng cả họ đều gắn bó với nhau và noi gương một số gia đình nho học, những gia đình nho học này không những có uy tín trong họ, trong làng mà thường vượt ra khỏi phạm vi làng. Người đỗ đạt cao nhất họ hoặc một nhà nho có uy tín trong vùng thường là chỗ dựa và là niềm tự hào của dòng tộc. Hàng năm, vào những ngày giỗ chạp họ, con cháu nội ngoại từ khắp nơi hội tụ về từ đường để tưởng nhớ vong linh ông bà tổ tiên, đọc cho nhau nghe tộc phổ, nhắc nhở con cháu mối quan hệ thiêng liêng gắn bó họ hàng, chọn nêu gia đình tiêu biểu nhất làm tấm gương về nhân cách, đạo đức cho dòng họ noi theo. Do vậy, vấn đề quan tâm nhất của dòng họ không phải là kinh tế mà chính là ở tư cách đạo đức và học vấn. Các thành viên trong các gia đình tiêu biểu của dòng họ đều ý thức mình phải sống mẫu mực, bởi vì dòng họ, làng xã đều chú ý đến gia đình mình. Mỗi việc làm của họ hoặc mang lại niềm vinh hạnh cho cả dòng tộc, cả làng xã hoặc ngược lại. Chính vì thế truyền thống văn hóa của dòng họ phải luôn luôn được gìn giữ và mọi thành viên phải nhớ câu tục ngữ “giấy rách phải giữ lấy lề”.
Dù dòng họ nào, nếp gia phong thời phong kiến cũng quan niệm cá nhân là một thành viên của những tổ chức hình vòng tròn đồng tâm: gia đình, họ hàng, làng xã, đất nước. Bản chất của sự cấu kết này là sự hình thành tư tưởng cộng đồng, yêu thương đoàn kết, đùm bọc, hòa hợp với nhau, gắn kết giữa cá nhân và tập thể, giữa cái riêng và cái chung.
Phải nói rằng, ở rất nhiều nơi, việc dịch gia phả, quy tập xây cất hay tu bổ từ đường và mồ mả ông bà tổ tiên, tìm gốc tích thủy tổ và các chi ngành họ hàng lưu lạc, rồi lập hòm công đức, lập quỹ khuyến học… đã trở thành hoạt động được nhiều dòng họ coi trọng. Xét về mặt tích cực, phong trào này càng góp phần khẳng định những giá trị văn hóa bất biến về phương diện tinh thần mà dòng họ mang lại cho cộng đồng, là sợi dây vô hình liên kết tâm hồn người Việt hướng đến nguồn cội.
Văn hóa dòng họ bao hàm trong đó những giá trị vật thể như bia ký, gia phả, từ đường, lăng mộ… và các giá trị phi vật thể như bề dày truyền thống của dòng họ, quy ước dòng họ, việc thờ cúng tổ tiên và nghi lễ, mối quan hệ giữa các thành viên nội tộc, mối quan hệ với xã hội, vai trò và vị trí của dòng họ đối với sự phát triển của địa phương hoặc đối với đất nước… “Việc họ” cơ bản bao gồm các việc quan trọng mà dòng họ nào cũng phải thực hiện như tìm lại gia phả, xây cất nơi thờ tự và mồ mả, lập hòm công đức để con cháu tự nguyện đóng góp nhằm bày tỏ tấm lòng hiếu thuận với họ tộc.
Xây dựng văn hóa dòng họ là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Trong lúc nhịp sống hiện đại ngày càng trở nên căng thẳng, bộn bề thì nhu cầu đó càng bùng phát mạnh mẽ, nghĩa là mọi người thường xem cội nguồn từ dòng họ như một niềm tin góp phần lấy lại sự cân bằng tinh thần trong cuộc sống hằng ngày….
Văn hóa dòng họ, điều cốt lõi trong cuộc sống
Một dòng họ có văn hóa là dòng họ đó được xây dựng dựa trên cơ sở những hành vi văn hóa vừa kế thừa chọn lọc các giá trị cổ truyền, vừa quy nạp thêm các giá trị mới mang tính nhân bản, tiến bộ để nâng cao phong thái và nhân cách con người Việt Nam. Hy vọng rằng trong tương lai, vấn đề xây dựng văn hóa dòng họ sẽ biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn nữa, hạn chế tối đa mọi biểu hiện hình thức và lãng phí công sức tiền của, tạo tiền đề vững chắc cho các thế hệ sau tiếp tục giữ gìn nếp khói hương thành kính với tổ tiên và luôn coi trọng các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc…Dù mỗi người có nguồn gốc xuất thân khác nhau, mang những tên, họ khác nhau, nhưng đều có điểm chung đó là họ đều chịu sự giáo dục của gia đình, dòng họ về truyền thống yêu nước, yêu quê hương, thờ cúng tổ tiên, hướng về cội nguồn dân tộc
Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các dòng họ đều chung một truyền thống thiêng liêng đó là lòng yêu nước nồng nàn, luôn hướng về cội nguồn dân tộc, “nặng lòng” thờ cúng tổ tiên. Cũng vì lẽ đó, mà hiện nay vấn đề con cháu hướng về cội nguồn, góp công, góp của, góp sức xây dựng nơi thờ tự tổ tiên, từ đường, tham gia các phần việc của “việc họ” như: giỗ họ, chạp họ, lập quỹ khuyến học, hòm công đức… đã và đang trở thành phong trào văn hóa rộng khắp trong các dòng họ.
Văn hóa dòng họ cũng chính là đặc điểm văn hóa nông thôn của vùng Thừa Thiên-Huế, Bình Định cũng như của cả nước dưới chế độ phong kiến. Mỗi họ tuy nghề nghiệp có khác nhau, nhưng phần lớn sống dựa vào ruộng đất, một số ít làm nghề thủ công, nhưng cả họ đều gắn bó với nhau và noi gương một số gia đình nho học, những gia đình nho học này không những có uy tín trong họ, trong làng mà thường vượt ra khỏi phạm vi làng. Người đỗ đạt cao nhất họ hoặc một nhà nho có uy tín trong vùng thường là chỗ dựa và là niềm tự hào của dòng tộc. Hàng năm, vào những ngày giỗ chạp họ, con cháu nội ngoại từ khắp nơi hội tụ về từ đường để tưởng nhớ vong linh ông bà tổ tiên, đọc cho nhau nghe tộc phổ, nhắc nhở con cháu mối quan hệ thiêng liêng gắn bó họ hàng, chọn nêu gia đình tiêu biểu nhất làm tấm gương về nhân cách, đạo đức cho dòng họ noi theo. Do vậy, vấn đề quan tâm nhất của dòng họ không phải là kinh tế mà chính là ở tư cách đạo đức và học vấn. Các thành viên trong các gia đình tiêu biểu của dòng họ đều ý thức mình phải sống mẫu mực, bởi vì dòng họ, làng xã đều chú ý đến gia đình mình. Mỗi việc làm của họ hoặc mang lại niềm vinh hạnh cho cả dòng tộc, cả làng xã hoặc ngược lại. Chính vì thế truyền thống văn hóa của dòng họ phải luôn luôn được gìn giữ và mọi thành viên phải nhớ câu tục ngữ “giấy rách phải giữ lấy lề”.
Dù dòng họ nào, nếp gia phong thời phong kiến cũng quan niệm cá nhân là một thành viên của những tổ chức hình vòng tròn đồng tâm: gia đình, họ hàng, làng xã, đất nước. Bản chất của sự cấu kết này là sự hình thành tư tưởng cộng đồng, yêu thương đoàn kết, đùm bọc, hòa hợp với nhau, gắn kết giữa cá nhân và tập thể, giữa cái riêng và cái chung.