Chuyến đi miền Tây để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng đẹp. Miền Tây đất rộng người đông, thiên nhiên ưu đãi cho nhiều hoa quả, lúa gạo. Về miền Tây, có đôi tay biết lao động thì không bao giờ đói ăn. Nhưng những người trực tiếp sản xuất ra thực phẩm cho những người khác, cho xã hội thì lại còn nghèo. Sông nước miền Tây mênh mông, miệt vườn miền Tây trĩu quả, đồng ruộng trĩu lúa… thật là một góc trời Việt Nam đáng yêu.
Chị Oanh tha thiết, tôi phải về miền Tây với chị một chuyến. Thế là chuyến xe khởi hành vào một sáng sớm, trong xe có má, có chị Hai, có em Út, có cháu, vợ chồng tôi và chị Oanh. Nắng sáng đã lên khi chúng tôi rời thành phố. Đi chơi thì vui, nhưng mỗi lần rời thành phố là một quyến luyến. Chị Hai vui lắm, em nè, bây giờ có đường cao tốc đi sướng lắm. Ra đến đường cao tốc về miền Tây tôi thấy chị nói đúng. Con đường rộng nối thành phố với tỉnh Tiền Giang, xuôi về hướng Tân An, có bốn làn xe hai chiều, nhiều nơi có cả cột đèn hai bên, chỉ dành riêng cho các loại xe bốn bánh, được chạy với tốc độ 100 cây số/ giờ thật thoải mái. Xe chạy lướt qua làng mạc, ruộng lúa. Giống như mọi cuộc đi chơi, ai nấy đều vui vẻ phấn khởi lắm, chuyện trò rôm rả.
Sông nước miền Tây
Vừa hết đoạn đường cao tốc, qua đến địa phận Tiền Giang, xe dừng cho mọi người nghỉ ăn một tô hủ tíu Mỹ Tho. Quán nghỉ nằm ngay ở ngã tư trên trục đường chính, rất rộng lớn, thoáng mát, có bãi đậu xe, sạch sẽ, phục vụ nhanh chóng bởi những em gái miền Nam mặc áo bà ba màu xanh da trời mát dịu, bán toàn những món ăn đặc biệt của vùng, hủ tíu, mì, xôi chiên phồng, lẩu mắm, bồ câu quay... giá lại mềm, một tô hủ tíu đúng điệu Mỹ Tho giá là 25.000 đồng. Chúng tôi tiếp tục lên đường về hướng Long Xuyên.
Xe đưa chúng tôi ngang qua Cai Lậy, rồi qua Cái Bè. Ui chao! Gạo! Gạo quá trời là gạo. Gạo phơi lấn cả mặt đường, gạo chất thành đống, không đủ chỗ để phơi gạo, gạo chất trong từng bao 50 cân. Các vựa gạo nằm kế cận nhau, xe ra xe vô tấp nập. Chị Hai khoe, vựa gạo miền Tây là nhứt nước đó em, xuất khẩu nữa mà. Miệt vườn Cái Bè là một huyện nằm phía tây tỉnh Tiền Giang, phía tả ngạn sông Tiền Giang, có nhiều vườn trái cây lớn, nổi bật nhất là Bưởi Long Cổ Cò, xoài cát Hoà Lộc, trái xoài treo toòng teeng trên cây, có chợ nổi Cái Bè rất vui, bây giờ trở thành một trọng điểm thu thập, vận chuyển gạo và trái cây cho khu vực và cho cả nước. Chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng Cái Bè Dinh vào năm 1732, sau đó Cái Bè được xây dựng cho đến cuối thời Pháp thuộc năm 1945, nên bây giờ Cái Bè còn một số nhà cổ của hai họ Phan, Trần, hai gia đình thế lực thời xưa. Cái Bè là bờ phía Bắc của cây cầu Mỹ Thuận bắc ngang qua sông Tiền, nối Tiền Giang với thành phố Vĩnh Long. Cầu Mỹ Thuận là một cây cầu treo có hai tháp cầu hình chữ H, dài tổng cộng 1.535,2 mét, rộng 23,66 mét, cao 116,5 mét, được xây dựng trong ba năm, từ 1997 cho đến năm 2000. Khi xe chạy trên cầu, nhìn khối lượng nước mênh mông của sông Tiền và tốc độ nước chảy, ai nấy đều có ấn tượng mạnh và biết ơn những người làm đường, làm cầu cho dân qua lại, giải tỏa được các ứ đọng trước đây của “bắc” Mỹ Thuận. Chị Hai nói, người dân ở miền Tây chỉ cần đếm đường xá mới, cầu mới, trường học mới, nhà thương mới thì biết các ông “ở trển” lo cho dân, để lại cho dân nhiều công trình công cộng, có mở đường, có giao thông thì mới có kinh tế, dân quê mới bớt nghèo. Bây giờ nhiều người còn nghèo lắm em ơi, nhưng khá rồi, cơm ăn ngày ba bữa.
Đồng lúa miền Tây thẳng cánh cò bay
Ruộng lúa đang lên xanh, có nơi đã ngả vàng. Cây chuối, cây tre, cây dừa màu xanh chen lẫn với màu hoa vàng cây bồ cạp, mầu hoa tím cây bằng lăng, mầu đỏ cây bông giấy, mầu trắng cây sứ trắng... làm cho tôi nhớ lại cái xuýt xoa của người Pháp vào thế kỷ thứ 17, 18 khi mới đặt chân lên vùng đất này “Nếu ở đây không phải là thiên đàng thì ở đâu là thiên đàng?!”.
Qua cầu Mỹ Thuận, xe chạy về hướng Sa Đéc. Dọc theo dòng kênh là những lò gạch Sa Đéc, những lò gạch mầu đỏ cam tròn tròn theo hình khối úp coi ngộ nghĩnh, tàu bè đậu trong bến, ra, vào, chuyên chở gạch nung đi khắp nơi. Đường vào thị trấn Sa Đéc rất đẹp, các hàng quán bán nem, bì, chả lụa, kể cả các quán đờn ca tài tử... dọc hai bên đường. Tiếc là chúng tôi chỉ đi ngang qua Sa Đéc lần này, hẹn lần sau sẽ về Sa Đéc nghe đờn ca tài tử và thăm nhà người tình của Marguerite Duras.
Tiếp tục đi về hướng Long Xuyên, anh tài báo là sẽ qua phà Vàm Cống, làm tôi mừng hết sức. Tôi thích qua phà, dù là năm trước bến phà Vàm Cống có một tai nạn chìm phà trên sông. Bến phà Vàm Cống nằm trên quốc lộ 80, nối liền hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang, với bờ phía Đồng Tháp đặt tại ấp Bình Lợi, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, và bờ phía An Giang đặt tại khóm Thới An, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên. Đường vào bến phà rất nhộn nhịp. Xe vừa chầm chậm lái vào thì bao nhiêu là người bán hàng rong chạy theo, vừa giơ lên cho khách xem những món hàng quê hấp dẫn, bắp luộc, mía, xôi lá cẩm nóng hổi, hạt sen tươi, thanh trà, đậu phụng, bánh mì nhỏ xíu... Hàng quán hai bên ứ đầy những sản phẩm địa phương.
Nhiều người tận dụng thời gian chờ phà, nhảy xuống xe, mua vội vài món hàng đặc sản. Không phải chờ lâu, xe chúng tôi lăn chậm chậm lên phà. Tôi lật đật leo ra khỏi xe, len lỏi qua các hàng xe hơi, xe hai bánh, đứng trước mũi phà chụp hình. Nước sông Tiền trôi phăng phăng, những đám lục bình đưa đẩy theo từng con sóng nhỏ. Bốn, năm cái phà thật to đang qua lại hai bên bờ như những con thoi, phà này rời bến, phà kia cập bến. Thời gian trên phà không lâu, vừa đủ để cậu em Út hút xong một điếu thuốc lá.
Cầu Mỹ Thuận
Xe rời bến phà, rẽ vào Long Xuyên. Lại thêm một ngạc nhiên mới ! Đại lộ từ bến phà vào thành phố Long Xuyên rất đẹp, rộng rãi, hoành tráng, ở giữa đại lộ là những hàng cây kiểng, cây dừa được cắt tỉa rất đẹp, rất sạch sẽ, không có cỏ dại. Nhiều cây điệp vàng trồng ven đường đang nở hoa. Cô cháu Phượng cắt nghĩa, hột điệp màu đen giống hột đậu, đem rang thì vỏ tự động tách ra, nhân hột điệp có vị béo, ngon. Long Xuyên là một thành phố lớn, có nhiều nhà mới, nhà gạch, nhà đẹp, đài truyền hình Long Xuyên mới xây rất đẹp, hiện đại, cho nên trên các nóc nhà là một biển cột ăng-ten truyền hình. Tôi dõi mắt cố tìm những nhà cổ mái ngói đỏ khi xưa, nhưng chỉ còn thấy lác đác vài nóc, thời gian đang xóa mờ quá khứ. Đi mấy lần khắp từ Bắc chí Nam rồi, tôi chưa qua nơi nào mà thực phẩm tràn trề như ở Long Xuyên, sầu riêng chất thành núi, bao gạo chất thành núi.
Ra khỏi thành phố Long Xuyên trực chỉ hướng Châu Đốc thì đường nhỏ lại, còn có hai chiều lên xuống, đường xấu, nhiều ổ gà đang được tu sửa lại. Tuy thế, hai bên đường hàng quán cũng san sát nhau, dân cư đông đúc. Và lần đầu tiên tôi tận mắt thấy cây thốt nốt mà thoạt đầu nhầm là cây cọ. Cây thốt nốt có tán tròn tròn như hình khối chữ U úp ngược, trái mầu nâu tím, kết thành từng chùm. Từ Long Xuyên về Châu Đốc, đang mùa xoài, người dân bán xoài sát vệ đường, nhiều loại xoài khác nhau, có loại xoài bé tí, quả nhỏ, nhưng ngọt dịu. Nhìn đâu cũng thấy trái cây, dừa, chuối, xoài, hột điều, mít, sầu riêng, thốt nốt, dưa gang sáp, vú sữa tím, vú sữa xanh...
Xuyên qua trung tâm thành phố Châu Đốc, chúng tôi đi tiếp đến chân núi Sam. Khu vực có miếu Bà Chúa Xứ đã trở thành một khu du lịch với nhiều khách sạn mini, nhà nghỉ, và nhà võng, bốn phía đều không có vách, võng nọ móc sát võng kia. Nhằm ngày trong tuần, lại chưa đến lễ hội chính, nên chúng tôi đi thăm miếu Bà Chúa Xứ thong thả, dễ dàng. Gọi là miếu, nhưng đó là một kiến trúc lớn không thua gì một chùa to, nguy nga, có bốn tầng mái góc cong thanh tú, đẹp mà không phô trương, ban đêm sáng đèn rất đẹp. Tương truyền Bà Chúa Xứ rất linh thiêng, người dân từ nhiều nơi xa xôi cũng kéo về miếu Bà nườm nượp, thứ bảy chủ nhật là không thể chen chân lọt vào bên trong. Hôm nay chúng tôi may mắn được vào tận bên trong chính điện, ngay trước tượng thờ.
Tạm biệt chùa Bà chúng tôi lên đường đi thị trấn Tịnh Biên, nơi có chợ và siêu thị biên giới, cách thành phố Châu Đốc khoảng 20 cây số. Con đường có nhiều đoạn đang được sửa lại, gồ ghề lồi lõm. Dọc sát hai bên là những chòi mái lợp tôn chống bằng những cái cột khẳng khiu, bán đủ loại trái cây địa phương. Xoài, vú sữa tím rất ngon, và rất rẻ. Cây trong các vườn đang trĩu quả. Đồng ruộng rộng mênh mông, lúa đang lên xanh xanh.
Khu vực siêu thị Tịnh Biên lặng im trước cái nắng, cái nóng đến ngộp thở. Chợ biên giới nổi tiếng vì có nhiều hàng Thái Lan, hàng Campuchia giá rẻ, nhất là áo quần và thực phẩm. Đi vòng quanh xem các chợ, cửa hàng là mất mấy tiếng đồng hồ.
Chuyến đi miền Tây để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng đẹp. Miền Tây đất rộng người đông, thiên nhiên ưu đãi cho nhiều hoa quả, lúa gạo. Về miền Tây, có đôi tay biết lao động thì không bao giờ đói ăn. Nhưng những người trực tiếp sản xuất ra thực phẩm cho những người khác, cho xã hội thì lại còn nghèo. Sông nước miền Tây mênh mông, miệt vườn miền Tây trĩu quả, đồng ruộng trĩu lúa… thật là một góc trời Việt Nam đáng yêu.
Châu Đốc tháng 4/2011
Mathilde Tuyet Tran (Pháp)
Chị Oanh tha thiết, tôi phải về miền Tây với chị một chuyến. Thế là chuyến xe khởi hành vào một sáng sớm, trong xe có má, có chị Hai, có em Út, có cháu, vợ chồng tôi và chị Oanh. Nắng sáng đã lên khi chúng tôi rời thành phố. Đi chơi thì vui, nhưng mỗi lần rời thành phố là một quyến luyến. Chị Hai vui lắm, em nè, bây giờ có đường cao tốc đi sướng lắm. Ra đến đường cao tốc về miền Tây tôi thấy chị nói đúng. Con đường rộng nối thành phố với tỉnh Tiền Giang, xuôi về hướng Tân An, có bốn làn xe hai chiều, nhiều nơi có cả cột đèn hai bên, chỉ dành riêng cho các loại xe bốn bánh, được chạy với tốc độ 100 cây số/ giờ thật thoải mái. Xe chạy lướt qua làng mạc, ruộng lúa. Giống như mọi cuộc đi chơi, ai nấy đều vui vẻ phấn khởi lắm, chuyện trò rôm rả.
Sông nước miền Tây
Vừa hết đoạn đường cao tốc, qua đến địa phận Tiền Giang, xe dừng cho mọi người nghỉ ăn một tô hủ tíu Mỹ Tho. Quán nghỉ nằm ngay ở ngã tư trên trục đường chính, rất rộng lớn, thoáng mát, có bãi đậu xe, sạch sẽ, phục vụ nhanh chóng bởi những em gái miền Nam mặc áo bà ba màu xanh da trời mát dịu, bán toàn những món ăn đặc biệt của vùng, hủ tíu, mì, xôi chiên phồng, lẩu mắm, bồ câu quay... giá lại mềm, một tô hủ tíu đúng điệu Mỹ Tho giá là 25.000 đồng. Chúng tôi tiếp tục lên đường về hướng Long Xuyên.
Xe đưa chúng tôi ngang qua Cai Lậy, rồi qua Cái Bè. Ui chao! Gạo! Gạo quá trời là gạo. Gạo phơi lấn cả mặt đường, gạo chất thành đống, không đủ chỗ để phơi gạo, gạo chất trong từng bao 50 cân. Các vựa gạo nằm kế cận nhau, xe ra xe vô tấp nập. Chị Hai khoe, vựa gạo miền Tây là nhứt nước đó em, xuất khẩu nữa mà. Miệt vườn Cái Bè là một huyện nằm phía tây tỉnh Tiền Giang, phía tả ngạn sông Tiền Giang, có nhiều vườn trái cây lớn, nổi bật nhất là Bưởi Long Cổ Cò, xoài cát Hoà Lộc, trái xoài treo toòng teeng trên cây, có chợ nổi Cái Bè rất vui, bây giờ trở thành một trọng điểm thu thập, vận chuyển gạo và trái cây cho khu vực và cho cả nước. Chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng Cái Bè Dinh vào năm 1732, sau đó Cái Bè được xây dựng cho đến cuối thời Pháp thuộc năm 1945, nên bây giờ Cái Bè còn một số nhà cổ của hai họ Phan, Trần, hai gia đình thế lực thời xưa. Cái Bè là bờ phía Bắc của cây cầu Mỹ Thuận bắc ngang qua sông Tiền, nối Tiền Giang với thành phố Vĩnh Long. Cầu Mỹ Thuận là một cây cầu treo có hai tháp cầu hình chữ H, dài tổng cộng 1.535,2 mét, rộng 23,66 mét, cao 116,5 mét, được xây dựng trong ba năm, từ 1997 cho đến năm 2000. Khi xe chạy trên cầu, nhìn khối lượng nước mênh mông của sông Tiền và tốc độ nước chảy, ai nấy đều có ấn tượng mạnh và biết ơn những người làm đường, làm cầu cho dân qua lại, giải tỏa được các ứ đọng trước đây của “bắc” Mỹ Thuận. Chị Hai nói, người dân ở miền Tây chỉ cần đếm đường xá mới, cầu mới, trường học mới, nhà thương mới thì biết các ông “ở trển” lo cho dân, để lại cho dân nhiều công trình công cộng, có mở đường, có giao thông thì mới có kinh tế, dân quê mới bớt nghèo. Bây giờ nhiều người còn nghèo lắm em ơi, nhưng khá rồi, cơm ăn ngày ba bữa.
Đồng lúa miền Tây thẳng cánh cò bay
Ruộng lúa đang lên xanh, có nơi đã ngả vàng. Cây chuối, cây tre, cây dừa màu xanh chen lẫn với màu hoa vàng cây bồ cạp, mầu hoa tím cây bằng lăng, mầu đỏ cây bông giấy, mầu trắng cây sứ trắng... làm cho tôi nhớ lại cái xuýt xoa của người Pháp vào thế kỷ thứ 17, 18 khi mới đặt chân lên vùng đất này “Nếu ở đây không phải là thiên đàng thì ở đâu là thiên đàng?!”.
Qua cầu Mỹ Thuận, xe chạy về hướng Sa Đéc. Dọc theo dòng kênh là những lò gạch Sa Đéc, những lò gạch mầu đỏ cam tròn tròn theo hình khối úp coi ngộ nghĩnh, tàu bè đậu trong bến, ra, vào, chuyên chở gạch nung đi khắp nơi. Đường vào thị trấn Sa Đéc rất đẹp, các hàng quán bán nem, bì, chả lụa, kể cả các quán đờn ca tài tử... dọc hai bên đường. Tiếc là chúng tôi chỉ đi ngang qua Sa Đéc lần này, hẹn lần sau sẽ về Sa Đéc nghe đờn ca tài tử và thăm nhà người tình của Marguerite Duras.
Tiếp tục đi về hướng Long Xuyên, anh tài báo là sẽ qua phà Vàm Cống, làm tôi mừng hết sức. Tôi thích qua phà, dù là năm trước bến phà Vàm Cống có một tai nạn chìm phà trên sông. Bến phà Vàm Cống nằm trên quốc lộ 80, nối liền hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang, với bờ phía Đồng Tháp đặt tại ấp Bình Lợi, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, và bờ phía An Giang đặt tại khóm Thới An, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên. Đường vào bến phà rất nhộn nhịp. Xe vừa chầm chậm lái vào thì bao nhiêu là người bán hàng rong chạy theo, vừa giơ lên cho khách xem những món hàng quê hấp dẫn, bắp luộc, mía, xôi lá cẩm nóng hổi, hạt sen tươi, thanh trà, đậu phụng, bánh mì nhỏ xíu... Hàng quán hai bên ứ đầy những sản phẩm địa phương.
Nhiều người tận dụng thời gian chờ phà, nhảy xuống xe, mua vội vài món hàng đặc sản. Không phải chờ lâu, xe chúng tôi lăn chậm chậm lên phà. Tôi lật đật leo ra khỏi xe, len lỏi qua các hàng xe hơi, xe hai bánh, đứng trước mũi phà chụp hình. Nước sông Tiền trôi phăng phăng, những đám lục bình đưa đẩy theo từng con sóng nhỏ. Bốn, năm cái phà thật to đang qua lại hai bên bờ như những con thoi, phà này rời bến, phà kia cập bến. Thời gian trên phà không lâu, vừa đủ để cậu em Út hút xong một điếu thuốc lá.
Cầu Mỹ Thuận
Xe rời bến phà, rẽ vào Long Xuyên. Lại thêm một ngạc nhiên mới ! Đại lộ từ bến phà vào thành phố Long Xuyên rất đẹp, rộng rãi, hoành tráng, ở giữa đại lộ là những hàng cây kiểng, cây dừa được cắt tỉa rất đẹp, rất sạch sẽ, không có cỏ dại. Nhiều cây điệp vàng trồng ven đường đang nở hoa. Cô cháu Phượng cắt nghĩa, hột điệp màu đen giống hột đậu, đem rang thì vỏ tự động tách ra, nhân hột điệp có vị béo, ngon. Long Xuyên là một thành phố lớn, có nhiều nhà mới, nhà gạch, nhà đẹp, đài truyền hình Long Xuyên mới xây rất đẹp, hiện đại, cho nên trên các nóc nhà là một biển cột ăng-ten truyền hình. Tôi dõi mắt cố tìm những nhà cổ mái ngói đỏ khi xưa, nhưng chỉ còn thấy lác đác vài nóc, thời gian đang xóa mờ quá khứ. Đi mấy lần khắp từ Bắc chí Nam rồi, tôi chưa qua nơi nào mà thực phẩm tràn trề như ở Long Xuyên, sầu riêng chất thành núi, bao gạo chất thành núi.
Ra khỏi thành phố Long Xuyên trực chỉ hướng Châu Đốc thì đường nhỏ lại, còn có hai chiều lên xuống, đường xấu, nhiều ổ gà đang được tu sửa lại. Tuy thế, hai bên đường hàng quán cũng san sát nhau, dân cư đông đúc. Và lần đầu tiên tôi tận mắt thấy cây thốt nốt mà thoạt đầu nhầm là cây cọ. Cây thốt nốt có tán tròn tròn như hình khối chữ U úp ngược, trái mầu nâu tím, kết thành từng chùm. Từ Long Xuyên về Châu Đốc, đang mùa xoài, người dân bán xoài sát vệ đường, nhiều loại xoài khác nhau, có loại xoài bé tí, quả nhỏ, nhưng ngọt dịu. Nhìn đâu cũng thấy trái cây, dừa, chuối, xoài, hột điều, mít, sầu riêng, thốt nốt, dưa gang sáp, vú sữa tím, vú sữa xanh...
Xuyên qua trung tâm thành phố Châu Đốc, chúng tôi đi tiếp đến chân núi Sam. Khu vực có miếu Bà Chúa Xứ đã trở thành một khu du lịch với nhiều khách sạn mini, nhà nghỉ, và nhà võng, bốn phía đều không có vách, võng nọ móc sát võng kia. Nhằm ngày trong tuần, lại chưa đến lễ hội chính, nên chúng tôi đi thăm miếu Bà Chúa Xứ thong thả, dễ dàng. Gọi là miếu, nhưng đó là một kiến trúc lớn không thua gì một chùa to, nguy nga, có bốn tầng mái góc cong thanh tú, đẹp mà không phô trương, ban đêm sáng đèn rất đẹp. Tương truyền Bà Chúa Xứ rất linh thiêng, người dân từ nhiều nơi xa xôi cũng kéo về miếu Bà nườm nượp, thứ bảy chủ nhật là không thể chen chân lọt vào bên trong. Hôm nay chúng tôi may mắn được vào tận bên trong chính điện, ngay trước tượng thờ.
Tạm biệt chùa Bà chúng tôi lên đường đi thị trấn Tịnh Biên, nơi có chợ và siêu thị biên giới, cách thành phố Châu Đốc khoảng 20 cây số. Con đường có nhiều đoạn đang được sửa lại, gồ ghề lồi lõm. Dọc sát hai bên là những chòi mái lợp tôn chống bằng những cái cột khẳng khiu, bán đủ loại trái cây địa phương. Xoài, vú sữa tím rất ngon, và rất rẻ. Cây trong các vườn đang trĩu quả. Đồng ruộng rộng mênh mông, lúa đang lên xanh xanh.
Khu vực siêu thị Tịnh Biên lặng im trước cái nắng, cái nóng đến ngộp thở. Chợ biên giới nổi tiếng vì có nhiều hàng Thái Lan, hàng Campuchia giá rẻ, nhất là áo quần và thực phẩm. Đi vòng quanh xem các chợ, cửa hàng là mất mấy tiếng đồng hồ.
Chuyến đi miền Tây để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng đẹp. Miền Tây đất rộng người đông, thiên nhiên ưu đãi cho nhiều hoa quả, lúa gạo. Về miền Tây, có đôi tay biết lao động thì không bao giờ đói ăn. Nhưng những người trực tiếp sản xuất ra thực phẩm cho những người khác, cho xã hội thì lại còn nghèo. Sông nước miền Tây mênh mông, miệt vườn miền Tây trĩu quả, đồng ruộng trĩu lúa… thật là một góc trời Việt Nam đáng yêu.
Châu Đốc tháng 4/2011
Mathilde Tuyet Tran (Pháp)