Ngoài miếu Bà chúa Sứ danh tiếng, vùng đất này còn thu hút du khách với bức tranh thiên nhiên thanh bình ở rừng tràm Trà Sư hay ngôi chợ thủ phủ của các loại mắm.
Thành phố Long Xuyên
Chùa Ông Bắc, nơi chứng kiến buổi đầu lập nghiệp của cộng đồng người Hoa tại Long Xuyên.
Long Xuyên lung linh về đêm.
Và thanh bình vào ban ngày. Là thành phố của An Giang, đồng thời cũng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long, song có rất ít người nhận biết vai trò của Long Xuyên với An Giang
Dù là thành phố lớn, song Long Xuyên không có được cái may mắn của việc sở hữu hàng loạt các danh lam thắng cảnh ngoài 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (trên đảo Hổ), Đình Mỹ Phước và Bắc Đế miếu (tức chùa Ông Bắc).
Tuy không rộng lớn hay hoành tráng, song các địa danh này đủ làm du khách hài lòng với bề dày lịch sử hay kiến trúc, đường nét thiết kế, chạm khắc tinh xảo cùng các cảm xúc khác nhau thay đổi theo từng thời khắc. Đó là cảm giác phiêu lưu trên sông, sự thích thú của việc sờ tận tay vào các hiện vật từng được vị chủ tịch đáng kính sử dụng, hay sự bình yên của việc dựa lưng vào gốc cây cổ thụ, nhấm nháp trái cây, thưởng thức đờn ca tài tử.
Đến An Giang, bạn cũng có thể viếng thăm và chiêm bái Mỹ Phước, một ngôi đình khang trang, bề thế và là một di tích kiến trúc nghệ thuật của tỉnh An Giang, nghe kể về ông Nguyễn Văn Võ, người có công lập chợ Long Xuyên; hay ngắm nội thất có cấu trúc cảnh phong thủy cùng việc tìm hiểu lịch sử của công đồng người Hoa tại đây qua ngôi chùa Ông Bắc
Ngoài các địa danh trên, Long Xuyên còn có công viên Nguyễn Du, quảng trường Hai Bà Trưng, chợ nổi Long Xuyên.. để bạn đến tham quan.
Ghé thăm Vương quốc mắm tại thị xã Châu Đốc
Bà Chúa Sứ - ngôi chùa nổi tiếng nhất Đông Nam bộ.
Thi xã Châu Đốc nhìn từ đỉnh núi Sam.
Đêm Châu Đốc.
Với hàng chục loại mắm khác nhau được bày bán, nơi đây còn được du khách gọi với cái tên "Vương quốc mắm". Nhắc đến Châu Đốc, người ta thường nghĩ ngay miếu Bà chúa Sứ, danh thắng núi Sam cùng hàng loạt các chùa miếu dưới chân núi như Tây An, am Thoại Ngọc Hầu.... Song nếu chịu khó tìm hiểu và khám phá, thị xã còn khá nhiều di tích, thắng cảnh, để bạn tham quan và tìm hiểu. Đơn cử như nhà bảo tàng tỉnh An Giang (đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), nơi trưng bày các tài liệu, hiện vật và hình ảnh phản ánh lịch sử, văn hoá và quá trình phát triển của tỉnh An Giang.
Ngoài ra, Châu Đốc cũng được biết đến với biệt danh vương quốc mắm. Điều đó được chứng minh với số lượng các sạp hàng bày bán loại thực phẩm này, cũng như việc đa dạng các chủng loại mắm đặc trưng của miền Tây như mắm còng, mắm ba khía, mắm cá lóc, mắm Thái… nhưng thu hút nhất và cao cấp nhất là mắm ruột cá lóc (làm từ ruột cá lóc) trong ngôi chợ được xem lớn nhất thị xã - chợ Châu Đốc. Bạn cũng có thể mua lạp xưởng, thốt nốt (đường, nước, thạch…), đồ điện tử hay thú nhồi bông giá rẻ làm quà cho người thân hay bạn bè.
Lý thú nhất là đến đây vào khoảng tháng tư dương lịch. Thời gian đó, đi trên đường, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc xe ba gác nhỏ với những chú chuột đồng nhỉnh hơn bắp tay đã được làm sạch, trắng phau. Lưu ý duy nhất là hầu như các hàng quán ở đây không nhận chế biến gia công nên nếu không chắc có thể trữ lạnh mang về thì bạn không nên mua.
Chinh phục núi và rừng ở Tịnh Biên
Tượng phật khổng lồ...
Ngôi chùa nổi tiếng trên núi Cấm
Cùng bức tranh đẹp như chuyện cổ tích của rừng tràm Trà Sư là điểm nhấn thu hút du khách đến với Tịnh Biên. Nhắc đến Tịnh Biên, nhiều du khách sẽ không biết vùng đất này tọa lạc hướng nào trên bản đồ của vùng đất này, song chỉ cần “đá” sang địa danh núi Cấm hay rừng tràm Trà Sư thì ai cũng có thể kể vanh vách cách đi, hướng đến. Đó là một vùng đất có hai ngọn núi, song núi Cấm và rừng tràm Trà Sư đại diện cho hai vẻ đẹp khác nhau.
Nếu núi Cấm là sự pha trộn hài hòa giữa hai vẻ đẹp, một hoang sơ, kỳ bí của khung cảnh đẹp như tranh và nét thanh tịnh, yên bình của ngôi chùa Phật Lớn ẩn mình bên những gốc bồ đề cổ thụ, thì rừng tràm Trà Sư lại mang đến vẻ đẹp hùng vĩ của vẻ đẹp nguyên sơ thời khởi thủy, vẻ đẹp mà không bút mực hay nhiếp ảnh gia kiệt xuất nào có thể tái hiện trên trang giấy, nét vẽ hay phim âm bản nào.
Sau khi dạo chơi thỏa thích hai ngọn núi, đừng bỏ qua những đặc sản rất riêng của vùng đất này là bò cạp núi, hay cá nướng câu ở rừng tràm. Hai đặc sản có thể mua để làm quán của cùng đất này là đường thốt nốt và xoài Thanh Ca.
Làng dệt thổ cẩm Châu Giang
Những hoa văn đang dần hình thành trên khu dệt....
Hay hình ảnh cô gái Chăm tỉ mẩn bên những khung thêu khiến bạn không nỡ rời đi. Làng dệt thổ cẩm Châu Giang của người Chăm nằm tại ấp Phum Xoài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, An Giang.
Theo truyền thống, việc dệt thổ cẩm được hướng dẫn cho các bé gái Chăm từ năm 12 tuổi. Để từ đó, phụ nữ sẽ đảm trách việc dệt, may các loại quần áo, sà rông, khăn choàng, mũ nón…cho cả gia đình.
Đến làng dệt thổ cẩm Châu Giang, ngoài âm thanh tiếng cửi dệt, bạn sẽ bị hút mắt vào bức tranh thanh bình của hình ảnh người phụ nữ ẩn hiện sau khung cửa cắm cúi dệt vải. Tận mắt chứng kiến sự thành hình của những hoa văn độc đáo hay cảm nhận cái mộc mạc, chân chất của miếng thổ cẩm vừa dệt xong.
Đặc biệt, ngoài khám phá nét duyên của làng nghề, bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng thánh đường Hồi giáo bề thế, uy nghi cùng những ngôi với hoa văn trang trí và nội thất mang nét đặc trưng của dân tộc Chăm.
Chùa Giồng Thành
Chùa Giồng Thành hay Long Hương Tự thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, đã được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc gia vào năm 1986.
Chùa được hòa thượng Trần Minh Lý xây dựng lần đầu vào năm 1875 bằng vật liệu tre lá đơn sơ, đến nay trải qua 4 lần tu sửa lớn.
Nhìn từ bên ngoài, chùa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ nhưng về đại thể, chùa là khối kiến trúc hài hòa theo phong cách Á - Âu với lối xây dựng theo hình chữ “song hỷ”.
Ngoài vẻ uy nghiêm, chùa Giồng Thành được còn nhiều người biết đến như địa chỉ đỏ của phong trào yêu nước. Đặc biệt từng là chỗ trú ngụ an toàn cho nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt... Đại lễ của chùa được tổ chức vào ngày 19/5 dương lịch hàng năm để kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Chùa Xà Tón
Chùa Xà Tón (Xvay-ton) là một ngôi chùa theo phái tiểu thừa, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tên gọi của chùa xuất phát từ việc ngày xưa có đàn khỉ hay chuyền trên các cành cây vào chùa mà thành - đàn khỉ (Xvay), chuyền (ton).
Chùa được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Lúc đầu, chùa được dựng bằng gỗ, lợp lá, nền đất, sau đó, được xây dựng lại bằng gạch ngói, nền đá xanh.
Ngoài việc thu hút du khách với kiến trúc, đường nét tinh xảo của nghệ thuật chạm trổ, chùa Xá Tón còn mê hoặc lòng người vời phần mái chính điện được lợp các lớp ngói màu đỏ vàng nổi bật trong nắng, hay vẻ thanh bình của ao sen lớn trồng hoa sen, hoa sung, nét bình dị của hàng dừa trĩu quả và các cây cổ thụ là là tán lá trên các dãy tháp vút dần lên cao với điểm nhấn là tượng thần Bayon bốn mặt bằng đá trên đỉnh.
Hàng năm ở chùa Xà Tón có 5 ngày hội lớn: Lễ hội Chol Chhnam Thmay (lễ năm mới) vào tháng Tư; lễ Pisát Bôchia (lễ Phật Đản) vào rằm tháng Tư âm lịch; lễ Chol Neasa (lễ cấm ba tháng sư không ra khỏi chùa ) từ rằm tháng Sáu đến rằm tháng Chín âm lịch; lễ Pha Chum Bênh (lễ thanh minh); lễ Kà Thận là lễ sắm quần áo cho sư sãi, sắm vật dụng cho chùa hay cho trường làng
Cù Lao Giêng
Cù Lao Giêng hay Diên, Riêng, Den, Ven (người Khmer gọi “Koh-Teng”) thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Với cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, cù Lao Giêng quyện lòng du khách với những vườn trái cây sai quả, với những vũng nước trong veo cá tung tăng bơi lội.
Bên cạnh đó, nơi đây còn chiêu đãi du khách với hàng loạt công trình văn hóa, mỹ thuật tiêu biểu như Chùa Bà Lê, một di tích lịch sử cách mạng đã được Nhà nước công nhận di tích quốc gia; Di tích nhà thờ Cù Lao Giêng được xây cất từ năm 1877, lớn nhất ở Việt Nam và có trước nhà thờ Ðức Bà ở Sài Gòn. Hay Thành Hoa Tự, còn gọi là "chùa Ðạo Nằm", được xây dựng vào năm 1953.
Phụng Hoàng Sơn
Khu di tích lịch sử Tức Dụp thuộc địa phận thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tức Dụp - theo tiếng Khmer có nghĩa là “nước đêm” gắn với truyền thuyết về trò đùa ném đá của các tiên nữ.
Tức Dụp có độ cao khoảng 300m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn.
Ấn tượng đầu tiên về núi thường là chẳng có gì, song nếu chịu khó đi thêm một chút, bạn sẽ ngỡ ngàng với hệ thống thông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá. Với địa thế như vậy, trong kháng chiến, đây là nơi sinh hoạt, làm việc của các cán bộ yên nước. Bạn sẽ khám phá điều đó với hàng loạt cái tên như Ban Chỉ huy Quân sự, Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y...
Thành phố Óc Eo
Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập - Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Khu di chỉ Óc Eo là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích vật chất của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm được phá hiện trong quán trình đào kênh của người dân nơi đây.
Ngoài các giá trị khảo cổ, nơi đây không thực sự cho nhu cầu vui chơi, tham quan hay khám phá của du khách.
Thành phố Long Xuyên
Chùa Ông Bắc, nơi chứng kiến buổi đầu lập nghiệp của cộng đồng người Hoa tại Long Xuyên.
Long Xuyên lung linh về đêm.
Và thanh bình vào ban ngày. Là thành phố của An Giang, đồng thời cũng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long, song có rất ít người nhận biết vai trò của Long Xuyên với An Giang
Dù là thành phố lớn, song Long Xuyên không có được cái may mắn của việc sở hữu hàng loạt các danh lam thắng cảnh ngoài 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là Ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (trên đảo Hổ), Đình Mỹ Phước và Bắc Đế miếu (tức chùa Ông Bắc).
Tuy không rộng lớn hay hoành tráng, song các địa danh này đủ làm du khách hài lòng với bề dày lịch sử hay kiến trúc, đường nét thiết kế, chạm khắc tinh xảo cùng các cảm xúc khác nhau thay đổi theo từng thời khắc. Đó là cảm giác phiêu lưu trên sông, sự thích thú của việc sờ tận tay vào các hiện vật từng được vị chủ tịch đáng kính sử dụng, hay sự bình yên của việc dựa lưng vào gốc cây cổ thụ, nhấm nháp trái cây, thưởng thức đờn ca tài tử.
Đến An Giang, bạn cũng có thể viếng thăm và chiêm bái Mỹ Phước, một ngôi đình khang trang, bề thế và là một di tích kiến trúc nghệ thuật của tỉnh An Giang, nghe kể về ông Nguyễn Văn Võ, người có công lập chợ Long Xuyên; hay ngắm nội thất có cấu trúc cảnh phong thủy cùng việc tìm hiểu lịch sử của công đồng người Hoa tại đây qua ngôi chùa Ông Bắc
Ngoài các địa danh trên, Long Xuyên còn có công viên Nguyễn Du, quảng trường Hai Bà Trưng, chợ nổi Long Xuyên.. để bạn đến tham quan.
Ghé thăm Vương quốc mắm tại thị xã Châu Đốc
Bà Chúa Sứ - ngôi chùa nổi tiếng nhất Đông Nam bộ.
Thi xã Châu Đốc nhìn từ đỉnh núi Sam.
Với hàng chục loại mắm khác nhau được bày bán, nơi đây còn được du khách gọi với cái tên "Vương quốc mắm". Nhắc đến Châu Đốc, người ta thường nghĩ ngay miếu Bà chúa Sứ, danh thắng núi Sam cùng hàng loạt các chùa miếu dưới chân núi như Tây An, am Thoại Ngọc Hầu.... Song nếu chịu khó tìm hiểu và khám phá, thị xã còn khá nhiều di tích, thắng cảnh, để bạn tham quan và tìm hiểu. Đơn cử như nhà bảo tàng tỉnh An Giang (đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), nơi trưng bày các tài liệu, hiện vật và hình ảnh phản ánh lịch sử, văn hoá và quá trình phát triển của tỉnh An Giang.
Ngoài ra, Châu Đốc cũng được biết đến với biệt danh vương quốc mắm. Điều đó được chứng minh với số lượng các sạp hàng bày bán loại thực phẩm này, cũng như việc đa dạng các chủng loại mắm đặc trưng của miền Tây như mắm còng, mắm ba khía, mắm cá lóc, mắm Thái… nhưng thu hút nhất và cao cấp nhất là mắm ruột cá lóc (làm từ ruột cá lóc) trong ngôi chợ được xem lớn nhất thị xã - chợ Châu Đốc. Bạn cũng có thể mua lạp xưởng, thốt nốt (đường, nước, thạch…), đồ điện tử hay thú nhồi bông giá rẻ làm quà cho người thân hay bạn bè.
Lý thú nhất là đến đây vào khoảng tháng tư dương lịch. Thời gian đó, đi trên đường, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc xe ba gác nhỏ với những chú chuột đồng nhỉnh hơn bắp tay đã được làm sạch, trắng phau. Lưu ý duy nhất là hầu như các hàng quán ở đây không nhận chế biến gia công nên nếu không chắc có thể trữ lạnh mang về thì bạn không nên mua.
Chinh phục núi và rừng ở Tịnh Biên
Tượng phật khổng lồ...
Ngôi chùa nổi tiếng trên núi Cấm
Cùng bức tranh đẹp như chuyện cổ tích của rừng tràm Trà Sư là điểm nhấn thu hút du khách đến với Tịnh Biên. Nhắc đến Tịnh Biên, nhiều du khách sẽ không biết vùng đất này tọa lạc hướng nào trên bản đồ của vùng đất này, song chỉ cần “đá” sang địa danh núi Cấm hay rừng tràm Trà Sư thì ai cũng có thể kể vanh vách cách đi, hướng đến. Đó là một vùng đất có hai ngọn núi, song núi Cấm và rừng tràm Trà Sư đại diện cho hai vẻ đẹp khác nhau.
Nếu núi Cấm là sự pha trộn hài hòa giữa hai vẻ đẹp, một hoang sơ, kỳ bí của khung cảnh đẹp như tranh và nét thanh tịnh, yên bình của ngôi chùa Phật Lớn ẩn mình bên những gốc bồ đề cổ thụ, thì rừng tràm Trà Sư lại mang đến vẻ đẹp hùng vĩ của vẻ đẹp nguyên sơ thời khởi thủy, vẻ đẹp mà không bút mực hay nhiếp ảnh gia kiệt xuất nào có thể tái hiện trên trang giấy, nét vẽ hay phim âm bản nào.
Sau khi dạo chơi thỏa thích hai ngọn núi, đừng bỏ qua những đặc sản rất riêng của vùng đất này là bò cạp núi, hay cá nướng câu ở rừng tràm. Hai đặc sản có thể mua để làm quán của cùng đất này là đường thốt nốt và xoài Thanh Ca.
Làng dệt thổ cẩm Châu Giang
Những hoa văn đang dần hình thành trên khu dệt....
Hay hình ảnh cô gái Chăm tỉ mẩn bên những khung thêu khiến bạn không nỡ rời đi. Làng dệt thổ cẩm Châu Giang của người Chăm nằm tại ấp Phum Xoài, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, An Giang.
Theo truyền thống, việc dệt thổ cẩm được hướng dẫn cho các bé gái Chăm từ năm 12 tuổi. Để từ đó, phụ nữ sẽ đảm trách việc dệt, may các loại quần áo, sà rông, khăn choàng, mũ nón…cho cả gia đình.
Đến làng dệt thổ cẩm Châu Giang, ngoài âm thanh tiếng cửi dệt, bạn sẽ bị hút mắt vào bức tranh thanh bình của hình ảnh người phụ nữ ẩn hiện sau khung cửa cắm cúi dệt vải. Tận mắt chứng kiến sự thành hình của những hoa văn độc đáo hay cảm nhận cái mộc mạc, chân chất của miếng thổ cẩm vừa dệt xong.
Đặc biệt, ngoài khám phá nét duyên của làng nghề, bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng thánh đường Hồi giáo bề thế, uy nghi cùng những ngôi với hoa văn trang trí và nội thất mang nét đặc trưng của dân tộc Chăm.
Chùa Giồng Thành
Chùa Giồng Thành hay Long Hương Tự thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, đã được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc gia vào năm 1986.
Chùa được hòa thượng Trần Minh Lý xây dựng lần đầu vào năm 1875 bằng vật liệu tre lá đơn sơ, đến nay trải qua 4 lần tu sửa lớn.
Nhìn từ bên ngoài, chùa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ nhưng về đại thể, chùa là khối kiến trúc hài hòa theo phong cách Á - Âu với lối xây dựng theo hình chữ “song hỷ”.
Ngoài vẻ uy nghiêm, chùa Giồng Thành được còn nhiều người biết đến như địa chỉ đỏ của phong trào yêu nước. Đặc biệt từng là chỗ trú ngụ an toàn cho nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt... Đại lễ của chùa được tổ chức vào ngày 19/5 dương lịch hàng năm để kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Chùa Xà Tón
Chùa Xà Tón (Xvay-ton) là một ngôi chùa theo phái tiểu thừa, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tên gọi của chùa xuất phát từ việc ngày xưa có đàn khỉ hay chuyền trên các cành cây vào chùa mà thành - đàn khỉ (Xvay), chuyền (ton).
Chùa được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Lúc đầu, chùa được dựng bằng gỗ, lợp lá, nền đất, sau đó, được xây dựng lại bằng gạch ngói, nền đá xanh.
Ngoài việc thu hút du khách với kiến trúc, đường nét tinh xảo của nghệ thuật chạm trổ, chùa Xá Tón còn mê hoặc lòng người vời phần mái chính điện được lợp các lớp ngói màu đỏ vàng nổi bật trong nắng, hay vẻ thanh bình của ao sen lớn trồng hoa sen, hoa sung, nét bình dị của hàng dừa trĩu quả và các cây cổ thụ là là tán lá trên các dãy tháp vút dần lên cao với điểm nhấn là tượng thần Bayon bốn mặt bằng đá trên đỉnh.
Hàng năm ở chùa Xà Tón có 5 ngày hội lớn: Lễ hội Chol Chhnam Thmay (lễ năm mới) vào tháng Tư; lễ Pisát Bôchia (lễ Phật Đản) vào rằm tháng Tư âm lịch; lễ Chol Neasa (lễ cấm ba tháng sư không ra khỏi chùa ) từ rằm tháng Sáu đến rằm tháng Chín âm lịch; lễ Pha Chum Bênh (lễ thanh minh); lễ Kà Thận là lễ sắm quần áo cho sư sãi, sắm vật dụng cho chùa hay cho trường làng
Cù Lao Giêng
Cù Lao Giêng hay Diên, Riêng, Den, Ven (người Khmer gọi “Koh-Teng”) thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Với cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, cù Lao Giêng quyện lòng du khách với những vườn trái cây sai quả, với những vũng nước trong veo cá tung tăng bơi lội.
Bên cạnh đó, nơi đây còn chiêu đãi du khách với hàng loạt công trình văn hóa, mỹ thuật tiêu biểu như Chùa Bà Lê, một di tích lịch sử cách mạng đã được Nhà nước công nhận di tích quốc gia; Di tích nhà thờ Cù Lao Giêng được xây cất từ năm 1877, lớn nhất ở Việt Nam và có trước nhà thờ Ðức Bà ở Sài Gòn. Hay Thành Hoa Tự, còn gọi là "chùa Ðạo Nằm", được xây dựng vào năm 1953.
Phụng Hoàng Sơn
Tức Dụp có độ cao khoảng 300m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn.
Ấn tượng đầu tiên về núi thường là chẳng có gì, song nếu chịu khó đi thêm một chút, bạn sẽ ngỡ ngàng với hệ thống thông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá. Với địa thế như vậy, trong kháng chiến, đây là nơi sinh hoạt, làm việc của các cán bộ yên nước. Bạn sẽ khám phá điều đó với hàng loạt cái tên như Ban Chỉ huy Quân sự, Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y...
Thành phố Óc Eo
Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập - Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Khu di chỉ Óc Eo là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích vật chất của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm được phá hiện trong quán trình đào kênh của người dân nơi đây.
Ngoài các giá trị khảo cổ, nơi đây không thực sự cho nhu cầu vui chơi, tham quan hay khám phá của du khách.
AN HUỲNH
Nguồn theo: www.zing.vn