Tùy theo từng khách hàng khác nhau áp dụng hình thức giao tiếp khác nhau

kinh nghiem

Thành viên tập sự
19/3/12
37
19
0
Credits
0
Trường hợp ứng dụng thích hợp
Với những nhân viên marketing phải tiếp xúc với nhiều loại khách hàng khác nhau, bạn phải biết căn cứ vào từng khách hàng để áp dụng những hình thức giao tiếp khác nhau. Làm thế nào để có thể giao tiếp tốt với các khách hàng, xin xem chi tiết sau đây.

Miêu tả chi tiết
Khách hàng thiện chí

Có nhiều khách hàng có thái độ rất thiện chí, giao tiếp với họ rất dễ dàng, nhưng cần phải chú ý đừng chỉ để giữ lấy tình cảm mà quên hết mục đích giao lưu và phục vụ khách hàng.

Khách hàng ít lời

Gặp phải khách hàng ít nói, bạn nên sớm tìm hiểu yêu cầu và ý muốn của họ, với những khách hàng này, nếu bạn có thể nói đúng yêu cầu và ý muốn của họ, cũng có thể họ sẽ trở nên tự nhiên và thẳng thắn.

Khách hàng nói nhiều

Gặp phải những khách hàng này thì bạn phải lắng nghe, hịu khó nghe. với những người thích nói, họ không chịu được khi bị người khác ngắt lời. Lúc này, nhân viên marketing có thể thông qua việc đưa ra những câu hỏi ngắn gọn và chính xác hoặc những câu trả lời sáng suốt để chuyển hướng chủ đề sang mục đích của bạn.

Khách hàng vội vã

Thông thường, những khách hàng vội vã không có thời gian hoặc họ chỉ tỏ ra vẻ mặt như thế. Điều này không hề gì, cái quan trọng là bạn phải biết giao tiếp với họ một cách nhanh nhất để có thể lợi dụng sự vội vã của họ. Vì với những người hay vội vã thì sau khi tìm hiểu họ lại có thể ra quyết định nhanh chóng.

Khách hàng luôn cho mình là đúng

Với những khách hàng luôn hco mình là đúng, thực ra họ ít khi có ác ý, nhưng thật đáng tiếc là ngày nay có nhiều khách hàng thật sự hiểu biết nhiều hơn so với những nhân viên marketing. Gặp phải những khách hàng này, nhân viên marketing trong moi trường hợp đều không thể đứng ở lập trường phản đối chống lại họ mà nên giao tiếp với họ một cách lịch sự, kể cả lúc rất khó để làm được điều này.

Khách hàng chần chừ

Với những khách hàng chần chừ, bạn không nên thúc giục gọ, chỉ cần phát hiện họ có một chút tin cậy vào bạn, bạn nên nắm bắt lấy cơ hội này để nhấn mạnh danh tiếng tốt đẹp của công ty và những tính năng tốt nhất của sản phẩm.

Khách hàng vô lý

Đừng mất bình tĩnh trước mặt những khách hàng vô lý, bạn nên giữ thái độ hữu hảo, tất nhiên cũng không được “thấp cổ bé họng” với họ. Qua sự cố gắng của bạn, sự giao tiếp khó chịu ban đầu thông thường có thể sẽ trở nên dễ chịu hơn. Vì khách hàng sẽ phát hiện ra rằng, những người biết giữ lịch sự có thể mang lại niềm vui cho chính mình.

Khách hàng luôn có thái độ phê bình

Khách hàng luôn có thái độ phê bình vẫn có thể là khách hàng tốt. Mọi khách hàng đều có quyền dùng tầm nhìn phê bình để kiểm soát những sản phẩm được cung cấp cho họ, nếu có thể trả lời những vấn đề mà họ nêu ra để làm cho họ khâm phục, bạn sẽ có được sự tin tưởng của họ.

Khách hàng quá cầu kỳ

Gặp phải khách hàng quá cầu kì, bạn nên chịu khó nhẫn nại. Sự cầu kì là cẩn thận quá mức đôi khi cũng dễ nhầm lẫn với sự “bới lông tìm vết”.

Khách hàng có ý thức quyền lực

Bạn đừng tức giận với những khách hàng có ý thức quyền lực. Bạn hãy tưởng tượng loại khách hàng này có lòng tự ti hoặc đã gặp phải sự thất bại nào đó, với tiền đề này, nếu bạn có thể cung cấp cho họ một số thông tin có lợi hoặc là giúp đỡ họ, bạn cũng có thể đạt được mục đích của m.

Một số kĩ năng để thu phục sự chấp thuận của khách hàng

Đồng cảm

Ngôn ngữ đồng điệu( giọng, điệu và tốc độ ăn nói)

Tư thế giống nhau( ngôn ngữ có thể giống nhau)

Ăn nói theo kiểu nói của khách hàng.

Sự hài hoà về giá trị và quan điểm

Văn hoá doanh nghiệp giống nhau

Thống nhất chủ đề

Sự chấp thuận về tính khu vực

Chia sẻ lợi ích

Nhắc nhở nhỏ

Dù có nhiều loại khách hàng, nhân viên marketing vẫn có thể thông qua một số hinmh2 thức cơ bản nhất để lấy được sự hài lòng của khách hàng, thông qua tính lịch sự, tôn trọng và đứng ở lập trường của khách hàng để suy nghĩ vấn đề; những điều này đều có thể giúp bạn giao tiếp với khách hàng một cách có hiệu quả.

Những kỹ năng gì có thể giúp bạn có được sự chấp thuận của khách hàng;

Đồng cảm

Ngôn ngữ đồng điệu( giọng, điệu và tốc độ ăn nói)

Tư thế giống nhau( ngôn ngữ có thể giống nhau)

Ăn nói theo kiểu nói của khách hàng.

Sự hài hoà về giá trị và quan điểm

Văn hoá doanh nghiệp giống nhau

Thống nhất chủ đề

Sự chấp thuận về tính khu vực

Chia sẻ lợi ích