VIETRADE - Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam trong đó có mặt hàng thực phẩm. Nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ về thị trường thực phẩm Nhật Bản, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số kênh phân phối để đưa thực phẩm thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, đó là: kênh bán lẻ, kênh dịch vụ thực phẩm và kênh chế biến thực phẩm.
Kênh bán lẻ
Năm 2008, doanh số bán hàng thực phẩm của kênh bán lẻ tại Nhật vào khoảng 400 tỉ USD. Loại hình cửa hàng “mom and pop” - những cửa hàng tạp hóa nhỏ kiểu kinh doanh gia đình – và cửa hàng tạp hóa là những kênh phân phối thực phẩm chính trong ngành bán lẻ thực phẩm tại Nhật Bản. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, cửa hàng bách hóa tổng hợp (general merchandise store - gọi tắt là GMS), siêu thị, và cửa hàng tiện ích đang có xu hướng phát triển mạnh và trở thành kênh phân phối phổ biến mặt hàng thực phẩm tại Nhật Bản.
Cửa hàng bách hóa tổng hợp: Cùng với siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp là kênh phân phối chính các mặt hàng tại Nhật Bản. Tại đây bày bán đủ loại hàng tạp hóa, hàng thực phẩm có thời gian sử dụng ngắn, quần áo, đồ gia dụng, đồ nội thất và đồ điện. Doanh số bán hàng thực phẩm chiếm 1/3 tổng doanh số tại GMS, thậm chí có nơi còn chiếm đến 1/2 hoặc nhiều hơn. Các cửa hàng bách hóa tổng hợp tại Nhật Bản được điều hành bởi các chuỗi phân phối quốc gia, có mạng lưới toàn quốc với hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ khác nhau.
Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài dễ được các GMS chấp nhận bày bán nhưng thường phải thay đổi cho phù hợp với thị hiếu và sở thích của thị trường. Các GMS thường nhập hàng có xuất xứ nước ngoài thông qua các công ty thương mại để tránh những rủi ro khi dự trữ, vận chuyển hàng hóa và thông tin liên lạc khi nhập khẩu hàng trực tiếp. Tuy nhiên, dưới áp lực cạnh tranh của thị trường bán lẻ, nhiều GMS đã phải thay đổi chiến lược kinh doanh và đây chính là cơ hội cho hàng thực phẩm xuất khẩu của nước ta thâm nhập vào thị trường này.
Siêu thị: các cửa hàng của siêu thị có quy mô nhỏ hơn và chuyên môn hơn so với các cửa hàng của GMS. Tại đây thường bày bán các loại thực phẩm và hàng gia dụng. Nhìn chung, các loại thực phẩm như loại có thời gian sử dụng ngắn, đồ ăn sẵn, các loại bánh và thực phẩm đông lạnh chiếm khoảng 70% tổng doanh số của siêu thị.
Siêu thị phải chịu chi phí mua cao hơn so với các cửa hàng GMS. Để cạnh tranh trên thị trường, họ phải tạo sự khác biệt về sản phẩm/ dịch vụ, phát triển thương hiệu riêng và tìm nguồn cung ứng toàn cầu. Để đạt được lợi nhuận tối ưu, một số siêu thị phải liên kết với các nhà bán lẻ khác, thành lập công ty bán hàng chung. Như vậy, thông qua việc liên minh, các nhà bán lẻ tư nhân nhỏ đã có đủ lực để trực tiếp tìm nguồn cung ứng nước ngoài. Và đây cũng là cơ hội tiềm năng để các nhà xuất khẩu khẩu thực phẩm Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Cửa hàng tổng hợp: Loại hình phân phối đang có xu hướng phát triển chậm dưới sức ép cạnh ranh của các GMS và các nhà bán lẻ khác. Thực phẩm bán tại các cửa hàng này hiện chỉ chiếm 5% tổng doanh số bán lẻ thực phẩm. Tuy nhiên, đây là kênh phân phối tiềm năng cho các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu cao cấp.
Cửa hàng tiện ích: đang trở thành một kênh bán hàng cực kỳ quan trọng ở Nhật Bản. Cửa hàng tiện lợi hay “conbini” trong tiếng Nhật, có diện tích sàn nhỏ, trung bình khoảng 100 m², và bày bán hơn 3.000 sản phẩm loại sản phẩm khác nhau. Đây là loại hình phân phối có doanh thu cao và cách thức quản lý hàng dự trữ tiên tiến.
Cửa hàng tiện ích có lợi thế cạnh tranh vì có doanh thu cao và chuỗi cung ứng hiệu quả. Với loại hình này, thời gian giao hàng ngắn và khả năng phân phối toàn quốc là điều kiện được đặt lên hàng đầu trong giao dịch. Đây là thách thức lớn cho nhiều công ty xuất khẩu thực phẩm Việt Nam.
Các cửa hàng tiện ích không chỉ hợp tác với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng mà còn với cả các công ty kinh doanh và sản xuất các thành phần thực phẩm. Để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, các cửa hàng tiện ích đang liên tục tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm mới lạ, tạo cơ hội tốt cho xuất khẩu thực phẩm nước ta.
Các cửa hàng tạp hóa và chuyên kinh doanh thực phẩm: hầu hết là quy mô nhỏ kinh doanh kiểu gia đình. Tuy nhiên, đây là kênh phân phối khá hạn chế về tiềm năng cho xuất khẩu vì phần lớn hàng hóa được mua từ các nhà bán buôn trung gian tại Nhật Bản. Nhưng những năm trở lại đây số lượng loại cửa hàng này giảm nhanh chóng vì gặp phải sự cạnh tranh của các loại kênh phân phối khác.
Xu hướng chung trong ngành kinh doanh bán lẻ tại Nhật Bản
+ Các thương hiệu tư nhân, với chiến lược cung cấp hàng giá rẻ không thành công trong quá khứ, giờ xuất hiện trở lại trên thị trường. Không chỉ bán hàng với giá thấp, các thương hiệu tư nhân tại Nhật Bản cũng chú trọng nhiều hơn vào chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Lấy được lòng tin của người tiêu dùng Nhật Bản, các sản phẩm mang nhãn hiệu tư nhân hiện nay được tìm thấy ở hầu hết các chuỗi cửa hàng quốc gia, các nhà bán lẻ cao cấp đô thị và các cửa hàng thành viên của các tập đoàn lớn.
+ Sự cạnh tranh giữa các GMS, siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp và cửa hàng tiện ích đã tạo áp lực cho các kênh phân phối truyền thống của Nhật Bản để thích ứng với nhu cầu của nhà bán lẻ. Nói chung, để thu hút khách hàng, các kênh bán lẻ này phải liên tục duy trì một lượng lớn các hàng trên kệ và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng trên thị trường. Vì thế, bất kỳ kênh phân phối nào mà không nhanh chóng đáp ứng với nhu cầu của thị trường sẽ không thể tồn tại. Kết quả là, các GMS đã tiếp tục xu hướng mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc ký hợp đồng với một số người bán buôn để làm trung gian của riêng mình. Còn các nhà cung cấp nhỏ hoạt động kém hiệu quả trong hệ thống phân phối buộc phải sát nhập hoặc bán thương hiệu cho các nhà cung cấp khác để tránh rủi ro bị phá sản.
Kênh bán lẻ
Năm 2008, doanh số bán hàng thực phẩm của kênh bán lẻ tại Nhật vào khoảng 400 tỉ USD. Loại hình cửa hàng “mom and pop” - những cửa hàng tạp hóa nhỏ kiểu kinh doanh gia đình – và cửa hàng tạp hóa là những kênh phân phối thực phẩm chính trong ngành bán lẻ thực phẩm tại Nhật Bản. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, cửa hàng bách hóa tổng hợp (general merchandise store - gọi tắt là GMS), siêu thị, và cửa hàng tiện ích đang có xu hướng phát triển mạnh và trở thành kênh phân phối phổ biến mặt hàng thực phẩm tại Nhật Bản.
Cửa hàng bách hóa tổng hợp: Cùng với siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp là kênh phân phối chính các mặt hàng tại Nhật Bản. Tại đây bày bán đủ loại hàng tạp hóa, hàng thực phẩm có thời gian sử dụng ngắn, quần áo, đồ gia dụng, đồ nội thất và đồ điện. Doanh số bán hàng thực phẩm chiếm 1/3 tổng doanh số tại GMS, thậm chí có nơi còn chiếm đến 1/2 hoặc nhiều hơn. Các cửa hàng bách hóa tổng hợp tại Nhật Bản được điều hành bởi các chuỗi phân phối quốc gia, có mạng lưới toàn quốc với hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ khác nhau.
Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài dễ được các GMS chấp nhận bày bán nhưng thường phải thay đổi cho phù hợp với thị hiếu và sở thích của thị trường. Các GMS thường nhập hàng có xuất xứ nước ngoài thông qua các công ty thương mại để tránh những rủi ro khi dự trữ, vận chuyển hàng hóa và thông tin liên lạc khi nhập khẩu hàng trực tiếp. Tuy nhiên, dưới áp lực cạnh tranh của thị trường bán lẻ, nhiều GMS đã phải thay đổi chiến lược kinh doanh và đây chính là cơ hội cho hàng thực phẩm xuất khẩu của nước ta thâm nhập vào thị trường này.
Siêu thị: các cửa hàng của siêu thị có quy mô nhỏ hơn và chuyên môn hơn so với các cửa hàng của GMS. Tại đây thường bày bán các loại thực phẩm và hàng gia dụng. Nhìn chung, các loại thực phẩm như loại có thời gian sử dụng ngắn, đồ ăn sẵn, các loại bánh và thực phẩm đông lạnh chiếm khoảng 70% tổng doanh số của siêu thị.
Siêu thị phải chịu chi phí mua cao hơn so với các cửa hàng GMS. Để cạnh tranh trên thị trường, họ phải tạo sự khác biệt về sản phẩm/ dịch vụ, phát triển thương hiệu riêng và tìm nguồn cung ứng toàn cầu. Để đạt được lợi nhuận tối ưu, một số siêu thị phải liên kết với các nhà bán lẻ khác, thành lập công ty bán hàng chung. Như vậy, thông qua việc liên minh, các nhà bán lẻ tư nhân nhỏ đã có đủ lực để trực tiếp tìm nguồn cung ứng nước ngoài. Và đây cũng là cơ hội tiềm năng để các nhà xuất khẩu khẩu thực phẩm Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Cửa hàng tổng hợp: Loại hình phân phối đang có xu hướng phát triển chậm dưới sức ép cạnh ranh của các GMS và các nhà bán lẻ khác. Thực phẩm bán tại các cửa hàng này hiện chỉ chiếm 5% tổng doanh số bán lẻ thực phẩm. Tuy nhiên, đây là kênh phân phối tiềm năng cho các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu cao cấp.
Cửa hàng tiện ích: đang trở thành một kênh bán hàng cực kỳ quan trọng ở Nhật Bản. Cửa hàng tiện lợi hay “conbini” trong tiếng Nhật, có diện tích sàn nhỏ, trung bình khoảng 100 m², và bày bán hơn 3.000 sản phẩm loại sản phẩm khác nhau. Đây là loại hình phân phối có doanh thu cao và cách thức quản lý hàng dự trữ tiên tiến.
Cửa hàng tiện ích có lợi thế cạnh tranh vì có doanh thu cao và chuỗi cung ứng hiệu quả. Với loại hình này, thời gian giao hàng ngắn và khả năng phân phối toàn quốc là điều kiện được đặt lên hàng đầu trong giao dịch. Đây là thách thức lớn cho nhiều công ty xuất khẩu thực phẩm Việt Nam.
Các cửa hàng tiện ích không chỉ hợp tác với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng mà còn với cả các công ty kinh doanh và sản xuất các thành phần thực phẩm. Để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, các cửa hàng tiện ích đang liên tục tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm mới lạ, tạo cơ hội tốt cho xuất khẩu thực phẩm nước ta.
Các cửa hàng tạp hóa và chuyên kinh doanh thực phẩm: hầu hết là quy mô nhỏ kinh doanh kiểu gia đình. Tuy nhiên, đây là kênh phân phối khá hạn chế về tiềm năng cho xuất khẩu vì phần lớn hàng hóa được mua từ các nhà bán buôn trung gian tại Nhật Bản. Nhưng những năm trở lại đây số lượng loại cửa hàng này giảm nhanh chóng vì gặp phải sự cạnh tranh của các loại kênh phân phối khác.
Xu hướng chung trong ngành kinh doanh bán lẻ tại Nhật Bản
+ Các thương hiệu tư nhân, với chiến lược cung cấp hàng giá rẻ không thành công trong quá khứ, giờ xuất hiện trở lại trên thị trường. Không chỉ bán hàng với giá thấp, các thương hiệu tư nhân tại Nhật Bản cũng chú trọng nhiều hơn vào chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Lấy được lòng tin của người tiêu dùng Nhật Bản, các sản phẩm mang nhãn hiệu tư nhân hiện nay được tìm thấy ở hầu hết các chuỗi cửa hàng quốc gia, các nhà bán lẻ cao cấp đô thị và các cửa hàng thành viên của các tập đoàn lớn.
+ Sự cạnh tranh giữa các GMS, siêu thị, cửa hàng bách hóa tổng hợp và cửa hàng tiện ích đã tạo áp lực cho các kênh phân phối truyền thống của Nhật Bản để thích ứng với nhu cầu của nhà bán lẻ. Nói chung, để thu hút khách hàng, các kênh bán lẻ này phải liên tục duy trì một lượng lớn các hàng trên kệ và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng trên thị trường. Vì thế, bất kỳ kênh phân phối nào mà không nhanh chóng đáp ứng với nhu cầu của thị trường sẽ không thể tồn tại. Kết quả là, các GMS đã tiếp tục xu hướng mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc ký hợp đồng với một số người bán buôn để làm trung gian của riêng mình. Còn các nhà cung cấp nhỏ hoạt động kém hiệu quả trong hệ thống phân phối buộc phải sát nhập hoặc bán thương hiệu cho các nhà cung cấp khác để tránh rủi ro bị phá sản.