Tìm hiểu về lễ hội chùa hương

sinhcafetours

Thành viên cấp 1
3/2/15
9
1
15
47
hà nội
sinhcafetour.com.vn
Credits
0
tìm hiểu ôi nét về chùa hương

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương từng viết:
“Người quen cõi phật quen chân xọc
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.”
Quả thực đó là những ý thơ lột tả đúng được cảm xúc của con người khi tới với Chùa Hương. Hãy cùng sinhcafe tại hà nội tìm hiểu về nơi đây.
Chùa Hương với núi đồi cao êm đềm, nằm trong hệ sinh thái núi đá vôi với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Chùa Hương là một lễ hội lớn của nước ta, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Đất lành cảnh đẹp càng khiến cho nơi đây đậm chất thơ.Đây cũng là nơi đất phật, nơi quan thế âm bồ tát ngự trị tu hành. Dòng suối yến dẫn đưa thiền tâm mỹ cảm vào mùa lễ hội Hương Sơn.



Dòng suối mang tên loài chim của mùa xuân, thanh bình buông 1 dải bóng núi. Suối không dài nhưng cảnh lại đẹp lạ lùng, cũng là con đường duy nhất để vào chùa Hương. Những chặng hành trình du lịch Chùa Hương bắt đầu từ Bến Đục. Một nét riêng của nơi đây là những hàng thuyền ghé bến để đưa du khách lên vãn cảnh, dâng hương cầu nguyện.


Đền Trình là đểm ghé chân đầu tiên. Dù với diện tích không lớn nhưng ngôi đền được tọa lạc dưới bóng của năm ngọn núi và nổi tiếng linh thiêng. Ngôi đền có tên là đền Trình dường như các thế hệ đi trước muốn nhắc nhớ tới chúng ta là trước khi tiếp tục vào chùa Hương, du khách phải trình báo và cầu nguyện với thần thánh nơi đây.
Dọc theo dòng suối Yến xanh mát, cùng với nhịp chèo đều đều của người lái đò, ta cùng thả hồn vào cảnh đẹp và cùng tiến vào động Hương Tích. Nơi đây non nước hòa hợp nên sơn thủy hữu tình mà người xưa đã đặt bút trên cửa động. Cắt ngan dòng suối yến là một dáng cầu được dựng lên như chiếc lược cài trên tóc, đôi bờ là những thôn trang tĩnh mịch.



Quần thể di tích Hương Sơn hòa hợp trong non nước tạo nên diện mạo tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan.
Qua chùa Thanh Sơn và động Hương Đài là tới dãy núi đổi chèo. Từ đây du khách có thể thỏa mái tưởng tượng dáng núi với các hình thù kỳ lạ như núi voi, núi vọng phu, núi kỳ lân, núi bụt… Qua một đoạn nữa thì thuyền cập bến đợi để đợi khách hành hương. Thiên trù có nghĩa là bếp trời, tọa lạc ở nơi chụm lại của ba quả núi. Đây cũng là nơi dừng chân nghỉ ngơi, ăn uống của du khách. Chùa Thiên Trù từ một am tự qua thời gian và các lần tu tạo, chùa đã trở về với dáng đấp của ngày xưa.



Hành trình thiên qua khỏi chùa Thiên Trù là tới động Tiên Sơn trên lưng chừng núi Thanh Long. Chùa giải oan nằm bên sườn núi gắn liền với điển tích phật quan âm. Trên đường vào Hương Tích sẽ đi qua đền Cửa Vọng hay còn có tên là Trấn Song. Nơi đây thờ thanh ni công chúa mà nhân dân tôn vinh là bà chúa thiên ngàn. Lòng thanh tịnh, miệng khẽ khấn “nam mô a di đà phật” để chuẩn bị đến với vửa phật hằng ao ước bấy lâu.



Động Hương Tích được kiến tạo thành nơi thờ phật, được tôn vinh là Nam Thiên đệ nhất động. Trong động có các cột đá lớn với các khối nhũ đá đủ màu sắc. Hương tích nghĩa là dấu vết thơm liên quan đến phật thoại. Hàng vạn thạch nhũ ở đây tạo thành các vật gắn với đời sống nhân dân như cây bạc, cây vàng, chuồng lợn, ao bèo … Chùa Hương chắc chắn sẽ khiến du khách cảm thấy thích thú và thỏa mái trong những khoảng thời gian ở đây.