"Đưa thương hiệu đến với đời sống của nhân viên: Sẽ thật tốt nếu bộ lịch, bộ pha trà, đồng hồ…. mang thương hiệu của công ty xuất hiện trong sinh hoạt thường ngày của nhân viên. Việc này không khó thực hiện nhưng lại mang đến hiệu quả rất cao". Đôi khi, vì quá chú trọng đến xu thế hướng ngoại, các doanh nghiệp bỏ quên một vấn đề quan trọng: thương hiệu nội bộ. Thương hiệu nội bộ (Internal Branding) là một khái niệm không mới. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đúng mức.,,
Cần xây dựng thương hiệu nội bộ
Các nhà lãnh đạo cần nhận thấy rằng, thương hiệu nội bộ ảnh hưởng rất nhiều đến thành công của doanh nghiệp. Hơn nữa, không như quảng cáo, tổ chức sự kiện…. doanh nghiệp có thể thuê các đối tác chuyên môn thực hiện theo từng thời điểm nhất định, thương hiệu nội bộ phải là một quá trình liên tục và do chính công ty xây dựng nên.Hiểu một cách đầy đủ, xây dựng thương hiệu nội bộ là xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong chính nội bộ bằng cách giao tiếp và đào tạo nhân viên. Nhiều doanh nghiệp cảm nhận được mối nguy hiểm đe dọa công ty không bắt nguồn từ sự gây hấn hay trả đũa của đối thủ cạnh tranh, cũng không phải do sai lầm trong thủ tục pháp lý. Mối nguy hiểm này cận kề bên doanh nghiệp, phá hoại nền tảng của doanh nghiệp từ trong ra ngoài, đến khi nhận thấy rõ thì doanh nghiệp đã phải trả giá đắt. Đó là khi doanh nghiệp bị khủng hoảng thương hiệu nội bộ.Chúng ta thường nghe được những mẩu đối thoại như sau:A: Giờ làm ở đâu?B: À, làm vớ vẫn ấy mà. A: Công việc được không?B: Chán lắm! Cũng sắp nghỉ rồi. A: Sao bảo công ty làm ăn phát đạt lắm?B: Ui dào! Sắp phá sản rồi. A: Sếp thế nào?B: Ông đó hả? Công việc không lo, toàn đứng tán các em nhân viên nữ.
Thực tế, công việc của nhân viên B không hề vớ vẩn, công ty vẫn phát triển và sếp là người quan tâm đến đời sống nhân viên. Bản thân B cũng không hề chán hay có ý định nghỉ. Tuy vậy, nhân viên B luôn nói về công ty, công việc và lãnh đạo của mình theo chiều hướng tiêu cực. Nguyên nhân là tâm lý của con người luôn muốn chê điều này điều nọ để tự đề cao mình, luôn muốn than vãn để được sự chú ý của người khác. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu chung của công ty. Nếu anh A là thành viên của một đối tác đang muốn ký hợp đồng với công ty của anh B, rất có thể hợp đồng sẽ bị ngưng lại. Anh A có thể sẽ tưởng câu chuyện của anh B là thật và sẽ kể cho nhiều người khác. Một doanh nghiệp biết xây dựng thương hiệu nội bộ thì trong công ty sẽ không có những phát ngôn tương tự như thế.
Phương pháp xây dựng thương hiệu nội bộ tốt
Một nhà quản lý giỏi là người biết làm cho nhân viên tin tưởng, yêu quý và gắn bó với công ty. Chỉ khi nhân viên yêu quý công ty, họ mới có những hành động mang lại hình ảnh tốt đẹp. Chỉ khi nhân viên có niềm tin với sản phẩm hay dịch vụ, sức truyền đạt của họ mới có lửa. Ngọn lửa đó sẽ truyền sang cả khách hàng và khách hàng cũng bị cuốn theo, mua sản phẩm lúc nào không biết.Bản thân lãnh đạo phải giúp nhân viên hiểu sâu sắc về công ty, biết được cả điểm mạnh lẫn điểm yếu của sản phẩm. Hiểu rõ sản phẩm, biết những điểm mạnh của công ty và phát huy những điểm tốt ấy thì nhân viên ở bộ phận nào cũng có thể là người phát triển thương hiệu. Sau đây là một vài cách thức để có thể xây dựng tốt thương hiệu nội bộ.Tạo ấn tượng tốt ngay từ khi nhân viên bắt đầu tham gia vào công ty: Thái độ của nhân viên đối với công ty phụ thuộc rất nhiều vào khoảng thời gian đầu tiên họ bước vào công ty. Cụ thể, việc giới thiệu sơ lược về công ty cũng là điểm gây ấn tượng. Nhiều trường hợp, bộ phận nhân sự của công ty chỉ chăm chú phỏng vấn nhân viên, đặt cho nhân viên những câu hỏi như thể thi học kỳ. Kết cục là không có được nhân viên giỏi do những nhân sự giỏi khó có thể chấp nhận làm việc tại một doanh nghiệp mà mình không hiểu gì, hoặc nhân viên tham gia không có ấn tượng tốt, hoặc họ sẽ mất nhiều thời gian để thích nghi.
Tổ chức những hoạt động nội bộ doanh nghiệp: Điều này không thể thiếu đối với doanh nghiệp vì nó giúp tạo sự thoải mái trong công việc và tinh thần đoàn kết của các thành viên. Đặc biệt, với những doanh nghiệp có nhiều bộ phận không thường xuyên làm việc cùng nhau những hoạt động nội bộ giúp họ thu hẹp khoảng cách. Từ đó tạo nên sự thân thiết nhất định giúp công việc trôi chảy và tránh những xung đột không cần thiết. Các hoạt động trong nội bộ có thể là: thi giọng hát vàng, sáng tạo slogan cho công ty, bình chọn nhân vật tiêu biểu của tháng, các hoạt động du lịch, vui chơi…Đưa thương hiệu đến với đời sống của nhân viên: Sẽ thật tốt nếu bộ lịch, bộ pha trà, đồng hồ…. mang thương hiệu của công ty xuất hiện trong sinh hoạt thường ngày của nhân viên. Việc này không khó thực hiện nhưng lại mang đến hiệu quả rất cao. Những đồ dùng ấy vừa mang tính chất quà tặng lại vừa xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí mỗi nhân viên và với những người thân hay khách hàng.
Tóm lại, làm tốt thương hiệu nội bộ là cách xây dựng công ty một cách bền vững, ổn định với chi phí nhỏ. Nó còn giúp công ty có được thông tin hai chiều, tránh được những khủng hoảng bất ngờ. Đặc biệt, làm chủ một doanh nghiệp có thương hiệu nội bộ tốt thì người lãnh đạo là người hạnh phúc.
Theo NCDT
Cần xây dựng thương hiệu nội bộ
Các nhà lãnh đạo cần nhận thấy rằng, thương hiệu nội bộ ảnh hưởng rất nhiều đến thành công của doanh nghiệp. Hơn nữa, không như quảng cáo, tổ chức sự kiện…. doanh nghiệp có thể thuê các đối tác chuyên môn thực hiện theo từng thời điểm nhất định, thương hiệu nội bộ phải là một quá trình liên tục và do chính công ty xây dựng nên.Hiểu một cách đầy đủ, xây dựng thương hiệu nội bộ là xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong chính nội bộ bằng cách giao tiếp và đào tạo nhân viên. Nhiều doanh nghiệp cảm nhận được mối nguy hiểm đe dọa công ty không bắt nguồn từ sự gây hấn hay trả đũa của đối thủ cạnh tranh, cũng không phải do sai lầm trong thủ tục pháp lý. Mối nguy hiểm này cận kề bên doanh nghiệp, phá hoại nền tảng của doanh nghiệp từ trong ra ngoài, đến khi nhận thấy rõ thì doanh nghiệp đã phải trả giá đắt. Đó là khi doanh nghiệp bị khủng hoảng thương hiệu nội bộ.Chúng ta thường nghe được những mẩu đối thoại như sau:A: Giờ làm ở đâu?B: À, làm vớ vẫn ấy mà. A: Công việc được không?B: Chán lắm! Cũng sắp nghỉ rồi. A: Sao bảo công ty làm ăn phát đạt lắm?B: Ui dào! Sắp phá sản rồi. A: Sếp thế nào?B: Ông đó hả? Công việc không lo, toàn đứng tán các em nhân viên nữ.
Thực tế, công việc của nhân viên B không hề vớ vẩn, công ty vẫn phát triển và sếp là người quan tâm đến đời sống nhân viên. Bản thân B cũng không hề chán hay có ý định nghỉ. Tuy vậy, nhân viên B luôn nói về công ty, công việc và lãnh đạo của mình theo chiều hướng tiêu cực. Nguyên nhân là tâm lý của con người luôn muốn chê điều này điều nọ để tự đề cao mình, luôn muốn than vãn để được sự chú ý của người khác. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu chung của công ty. Nếu anh A là thành viên của một đối tác đang muốn ký hợp đồng với công ty của anh B, rất có thể hợp đồng sẽ bị ngưng lại. Anh A có thể sẽ tưởng câu chuyện của anh B là thật và sẽ kể cho nhiều người khác. Một doanh nghiệp biết xây dựng thương hiệu nội bộ thì trong công ty sẽ không có những phát ngôn tương tự như thế.
Phương pháp xây dựng thương hiệu nội bộ tốt
Một nhà quản lý giỏi là người biết làm cho nhân viên tin tưởng, yêu quý và gắn bó với công ty. Chỉ khi nhân viên yêu quý công ty, họ mới có những hành động mang lại hình ảnh tốt đẹp. Chỉ khi nhân viên có niềm tin với sản phẩm hay dịch vụ, sức truyền đạt của họ mới có lửa. Ngọn lửa đó sẽ truyền sang cả khách hàng và khách hàng cũng bị cuốn theo, mua sản phẩm lúc nào không biết.Bản thân lãnh đạo phải giúp nhân viên hiểu sâu sắc về công ty, biết được cả điểm mạnh lẫn điểm yếu của sản phẩm. Hiểu rõ sản phẩm, biết những điểm mạnh của công ty và phát huy những điểm tốt ấy thì nhân viên ở bộ phận nào cũng có thể là người phát triển thương hiệu. Sau đây là một vài cách thức để có thể xây dựng tốt thương hiệu nội bộ.Tạo ấn tượng tốt ngay từ khi nhân viên bắt đầu tham gia vào công ty: Thái độ của nhân viên đối với công ty phụ thuộc rất nhiều vào khoảng thời gian đầu tiên họ bước vào công ty. Cụ thể, việc giới thiệu sơ lược về công ty cũng là điểm gây ấn tượng. Nhiều trường hợp, bộ phận nhân sự của công ty chỉ chăm chú phỏng vấn nhân viên, đặt cho nhân viên những câu hỏi như thể thi học kỳ. Kết cục là không có được nhân viên giỏi do những nhân sự giỏi khó có thể chấp nhận làm việc tại một doanh nghiệp mà mình không hiểu gì, hoặc nhân viên tham gia không có ấn tượng tốt, hoặc họ sẽ mất nhiều thời gian để thích nghi.
Tổ chức những hoạt động nội bộ doanh nghiệp: Điều này không thể thiếu đối với doanh nghiệp vì nó giúp tạo sự thoải mái trong công việc và tinh thần đoàn kết của các thành viên. Đặc biệt, với những doanh nghiệp có nhiều bộ phận không thường xuyên làm việc cùng nhau những hoạt động nội bộ giúp họ thu hẹp khoảng cách. Từ đó tạo nên sự thân thiết nhất định giúp công việc trôi chảy và tránh những xung đột không cần thiết. Các hoạt động trong nội bộ có thể là: thi giọng hát vàng, sáng tạo slogan cho công ty, bình chọn nhân vật tiêu biểu của tháng, các hoạt động du lịch, vui chơi…Đưa thương hiệu đến với đời sống của nhân viên: Sẽ thật tốt nếu bộ lịch, bộ pha trà, đồng hồ…. mang thương hiệu của công ty xuất hiện trong sinh hoạt thường ngày của nhân viên. Việc này không khó thực hiện nhưng lại mang đến hiệu quả rất cao. Những đồ dùng ấy vừa mang tính chất quà tặng lại vừa xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí mỗi nhân viên và với những người thân hay khách hàng.
Tóm lại, làm tốt thương hiệu nội bộ là cách xây dựng công ty một cách bền vững, ổn định với chi phí nhỏ. Nó còn giúp công ty có được thông tin hai chiều, tránh được những khủng hoảng bất ngờ. Đặc biệt, làm chủ một doanh nghiệp có thương hiệu nội bộ tốt thì người lãnh đạo là người hạnh phúc.
Theo NCDT