Thủ đoạn lừa đảo của doanh nghiệp nước ngoài

bravolaw.it

Thành viên tập sự
22/4/12
1
0
0
Credits
0
KTĐT - Theo Interpol Việt Nam, doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài hoạt động lừa đảo ngày càng tinh vi. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị chiếm đoạt hàng tỷ đồng khi thực hiện hợp đồng mua bán với các doanh nghiệp nước ngoài.
Những thủ đoạn lừa đảo
Phương thức bọn tội phạm thường sử dụng lừa đảo là giả góp vốn đầu tư vào Việt Nam bằng máy móc, công nghệ… sau đó yêu cầu các doanh nghiệp của Việt Nam chuyển tiền ra nước ngoài để mua rồi chiếm đoạt hàng triệu đô la. Điển hình là vụ Công ty TNHH thiết bị y tế SENWOO 100% vốn nước ngoài được UBND tỉnh Hà Nam cấp phép thành lập đã lừa đảo chiếm đoạt 1,5 triệu USD của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong hoạt động vay vốn thực hiện dự án.
Vụ Công ty Thép miền Bắc ở Hải Phòng sau nhiều lần ký kết làm ăn suôn xẻ với đối tác ở Ấn Độ sau đó đã bị lừa đảo và bị chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Xác minh tại Ấn Độ cho thấy, không tồn tại công ty đối tác làm ăn của Công ty Thép miền Bắc. Bọn tội phạm còn làm giả những giấy tờ chứng nhận của các ngân hàng ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế có uy tín để lấy lòng tin của các doanh nghiệp Việt Nam rồi yêu cầu các doanh nghiệp đóng khoản phí chuyển tiền để vay vốn những thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ Công ty Thanh Hà có địa chỉ ở Hà Nội đã làm giả các giấy tờ của ngân hàng Mỹ, Anh, Moldova, giấy chứng nhận của Văn phòng Tổng thống Mỹ, FBI, Interpol… để chứng minh rằng có khả năng tài chính lớn và có thể cho các doanh nghiệp vay vốn. Công ty này yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu vay vốn đóng góp những khoản tiền để làm chi phí cho việc chuyển tiền, đóng thuế… nhưng thực chất là để lừa đảo. Rồi hàng loạt những vụ việc các đối tượng người Việt Nam đã câu kết với một số đối tượng nước ngoài làm giả hợp đồng, hóa đơn, chứng từ để chiếm đoạt thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng…
Cảnh báo từ Interpol Việt Nam
Trước thực trạng trên, Interpol Việt Nam cảnh báo, các doanh nghiệp trong nước trước khi liên kết làm ăn, ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài cần tìm hiểu rõ những thông tin về đối tác qua các cơ quan có thẩm quyền như Văn phòng Interpol Việt Nam, Văn phòng thương mại công nghiệp Việt Nam. Đồng thời, không nên tin vào các văn bản, giấy tờ ví dụ như giấy xác nhận, đảm bảo của ngân hàng nước ngoài khi chưa có đủ cơ sở để chứng minh là giấy tờ thật, đặc biệt là các loại giấy tờ được scan chuyển qua email vì hiện nay các đối tượng có xu hướng truy cập vào các trang web công khai của các cơ quan, tổ chức nước ngoài sau đó làm giả con dấu, logo, chữ ký của những người có thẩm quyền để làm giả giấy tờ nhằm tiến hành các hoạt động lừa đảo đối với các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp trong nước cần thận trọng, cân nhắc kỹ khi tiến hành các hoạt động giao dịch chỉ qua email, internet mà không biết rõ về đối tác làm ăn của mình. Trong trường hợp hợp tác kinh doanh, ký kết hợp đồng thương mại chỉ qua email, internet, các doanh nghiệp trong nước không nên chuyển hàng khi chưa nhận được tiền và không nên chuyển tiền khi chưa nhận được hàng của đối tác vì mức độ rủi ro trong trường hợp này là rất cao. Khi phát hiện có dấu hiệu đáng nghi ngờ, có khả năng bị đối tác nước ngoài lừa đảo, các doanh nghiệp trong nước cần phải chủ động trình báo với các cơ quan thực thi pháp luật trong nước và cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, giấy tờ có liên quan để thuận tiện cho việc phối hợp xác minh tại nước ngoài…
Thành Trung - Thanh Hường
 

Members online

No members online now.