Siêu lợi từ ghi nhãn sai

tinnhanh

Thành viên tập sự
2/10/11
7
0
0
Credits
0
Điều đáng nói là việc xử phạt không đủ răn đe. Hàng hóa ghi nhãn sai sau khi xử phạt thì khắc phục bằng cách… ghi lại nhãn rồi tiếp tục lưu hành, trong khi doanh nghiệp có khắc phục hay không, hoặc khắc phục ở mức nào thì rất khó kiểm soát.

Theo ông Lý Ngọc Thắng, đội trưởng đội QLTT 3A TP HCM, hành vi ghi nhãn sai sự thật hoặc ghi nhãn “lấp lửng” khá phổ biến hiện nay. Lợi dụng tâm lý sính ngoại và vốn ngoại ngữ ít của số đông người tiêu dùng, có nhiều sản phẩm chẳng liên quan gì đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Italy lại cứ ghi nhãn bằng tiếng Anh như Technology Korea (công nghệ Hàn Quốc), Quality Japan (chất lượng Nhật Bản), Material Japan (nguyên liệu Nhật Bản), Design Italia (thiết kế của Italy) để lừa người tiêu dùng.

Cửa hàng bán két sắt linh kiện Trung Quốc, lắp ráp tại Việt Nam nhưng biển hiệu lại ghi song ngữ Việt – Hàn.
Hàng loạt vụ việc vi phạm với hình thức này liên tục được phát hiện, nhưng rồi sản phẩm sau đó vẫn đàng hoàng lưu thông trên thị trường mà người tiêu dùng hầu như không biết. Điển hình là UBND TP HCM vừa xử phạt Công ty TNHH Cao Hùng (908 Nguyễn Chí Thanh, phường 4, quận 11) 36 triệu đồng với hành vi kinh doanh hàng hóa nhãn ghi không đúng sự thật và buộc phải khắc phục nhãn hàng hóa trước khi lưu thông. Trước đó, cơ quan QLTT phát hiện hơn 6.000 ống nhựa PVC các loại hiệu Pona và Tiger của đơn vị này trên sản phẩm ghi “Korea Pona” hoặc “Tiger power spray hose Japan”. Nhưng theo hồ sơ nhập khẩu, lô hàng trên có giá trị hơn 1 tỷ đồng đều do Trung Quốc sản xuất.

Một đơn vị khác là chi nhánh Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Nam Hà (820 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, TP HCM) cũng bị phạt số tiền tương tự cũng vì lỗi trên. Cụ thể, lô vải pha len trị giá hơn 740 triệu đồng tại kho hàng của công ty này do Trung Quốc và Đài Loan sản xuất, nhưng biên vải ghi toàn tiếng Anh…

Với mỹ phẩm- sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe người sử dụng, TS.BS Lê Ngọc Diệp, giảng viên bộ môn da liễu (ĐH Y Dược TP HCM), nêu một sự thật mà chỉ người trong giới chuyên môn mới biết: Do luật cho phép các công ty để lại nhiều hóa chất không ghi trên nhãn và các thành phần được coi là “bí mật thương mại”. Ví dụ hương thơm trong các loại mỹ phẩm có thể gồm bất kỳ 3.163 hóa chất khác nhau, nhưng không số nào trong đó được yêu cầu phải liệt kê trên nhãn. Do vậy người tiêu dùng khi mua sản phẩm đọc các thành phần trên nhãn thường nghĩ đã tránh được sản phẩm chứa chất độc hại. Nhưng thực tế các kiểm tra chất tạo mùi cho thấy trong một số mỹ phẩm có chứa các chất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, như chất gây rối loạn nội tiết tố và diethyl phthalate ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của tinh trùng.

Bà Edakubo Ayumi, chuyên gia Trung tâm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nhật Bản, cho biết, mỗi năm nước này có khoảng 1.300 vụ liên quan đến vi phạm về nhãn mác. Chế tài cao nhất tại Nhật là phạt hành chính đơn vị vi phạm và cưỡng chế việc ghi lại nhãn sản phẩm cho đúng.
Ngọc Ánh
Nguồn: Đất Việt