Search Engine Marketing (SEM) – làm thế nào cho hiệu quả

Username

Thành viên tập sự
28/9/11
70
6
0
Credits
0
Hiện nay, thuật ngữ Search Engine Marketing/ SEM – Marketing trên công cụ tìm kiếm đã trở nên khá quen thuộc với marketer khi mà thị trường trực tuyến tại Việt Nam đang ngày phát triển với tỉ lệ người sử dụng internet lên tới gần 25% dân số (theo số liệu thống kê internet).

Theo môt báo cáo nghiên cứu về B2B Marketing 2008 đuợc đăng tải trên Marketingprofs, 64% (số lượng mẫu 656) trả lời có sử dụng SEM trong các chương trình marketing (sau các công cụ như website công ty, email, PR, hội thảo/ xúc tiến thương mại).

Để triển khai một chiến dịch SEM (bài viết này chủ yếu phân tích cách thức triển khai chiến dịch SEM với Google Adwords) hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, marketer cần chú ý một số điểm sau:

1. Xây dựng và chọn lựa từ khoá đấu giá (keyword bidding)

Việc đầu tiên marketer cần chuẩn bị trước khi bắt tay vào kế hoạch SEM là xây dựng nhóm từ khóa phù hợp với tính chất sản phẩm hay dịch vụ. Điểm khác biệt lớn giữa hình thức quảng cáo này và các hình thức quảng cáo “gượng ép” truyền thống khác là thông điệp chỉ xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm thông tin bằng từ khóa. Chính vì vậy bạn cần nắm rõ những từ khóa họ thường sử dụng.

Trước khi đưa ra những từ khóa đấu giá, cần tìm hểu xem những từ khóa nào thường được sử dụng khi khách hàng tìm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ. Hãy nhớ đặt mình vào hoàn cảnh và suy nghĩ của họ để có thể đưa ra những từ khóa phù hợp với hành vi của người tìm thông tin, không phải người cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, công cụ Keyword Toolbar của Google có thể giúp bạn đánh giá được mức độ phổ biến của từ khóa. Yếu tố này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới chi phí và chiến lược khi bạn triển khai một chiến dịch SEM. Với những từ khóa càng phổ biến, thì mức chi phí sẽ càng cao do đối thủ cạnh tranh cũng đấu giá những từ khóa này.

Tuy nhiên, một chiến lược từ khóa khôn ngoan sẽ không chỉ tập trung vào những từ khóa phổ biến, thay vào đó là những từ khóa gần gũi và miêu tả chính xác những đặc đểm, đặc tính riêng của sản phẩm hay dịch vụ.

2. Xây dựng mẫu quảng cáo (ad copy)

Sau khi đã hoàn thiện từ khóa, việc tiếp theo là xây dựng những mẫu quảng cáo phù hợp với từ khóa và thu hút sự chú ý của khách hàng. Khi viết mẩu quảng cáo, cần chú ý tới một số nguyên tắc và quy ước về số lượng kí tự; số lượng kí tự tối đa cho mỗi mẫu quảng cáo là 95.

Một mẫu quảng cáo thường được chia thành 3 phần riêng biệt

a) Tiêu đề (25 kí tự)
b) Thông điệp chính (2 dòng - 35 kí tự/dòng)
c) Đường liên kết URL

Một mẫu quảng cáo (ad copy) tốt thường đáp ứng các yếu tố sau:

 Dòng tiêu đề có nội dung tương tự với từ khóa
 Cần xem thông điệp chính như là một tiêu đề phụ, giải thích và làm rõ nghĩa hơn cho dòng tiêu đề
 Đường liên kết URL cần phải chứa từ khóa

Bạn có thể tìm hiểu thêm về 5 phương pháp giúp viết mẫu quảng cáo hiệu quả tại đây.

3. Phối hợp giữa từ khoá, mẫu quảng cáo và trang web đích (landing page)

Giờ đây đã sở hữu trong tay một danh sách từ khóa tốt và những mẫu quảng cáo hoàn hảo, bạn đã có thể triển khai ngay một chiến dịch SEM? Hãy khoan, việc cần làm bây giờ là kết nối giữa từ khóa – mẫu quảng cáo – trang web đích. Mục đích cuối cùng là cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích nhất chỉ bằng 01 cái click chuột.

Nên nhớ rằng trang web đích phải là trang cung cấp thông tin cụ thể, liên quan tới từ khóa. Ví dụ như khách hàng sử dụng từ khóa là “khóa học tiếng anh thương mại”, trang web đích phải là trang cung cấp thông tin về các khóa học tiếng anh thương mại, không phải là trang chủ. Nếu không, bạn sẽ phải trả tiền cho một click mà sau đó khách hàng sẽ rời ngay trang web do không tìm được thông tin cần thiết.

4. Theo dõi và điều chỉnh

Một yếu tố cũng không kém phẩn quan trọng trong bất kì chiến dịch SEM là bạn phải có kế hoạch theo dõi chặt chẽ lượng truy cập vào website.

Bạn cần nắm rõ những từ khóa và mẫu quảng cáo nào có tỉ lệ CTR (Click through rate) và chuyển đổi (conversion rate) cao. Thông qua những chỉ số này, bạn sẽ có cơ sở để điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bạn cũng có thể thông qua chiến dịch, tìm hiểu thử phản ứng của khách hàng trước những lời đề nghị bán hàng mới và hấp dẫn (offering), đây cũng có thể được xem như cách nghiên cứu thị trường khôn ngoan và giúp tiết kiệm chi phí.