Có được mô hình hay, chiến lược phát triển tốt nhưng công tác quản trị nhân sự yếu thì doanh nghiệp khó thành công.
Tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, bài toán cho sự phát triển” chiều 10/12, Chủ tịch Tập đoàn Sacombank Đặng Văn Thành đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố quản trị nguồn nhân lực.
Theo ông Thành, tài sản quý giá nhất của một tổ chức chính là con người, nhưng rủi ro lớn nhất cũng là ở con người. “Đôi khi, rủi ro trong kinh doanh vẫn mang lại lợi nhuận nếu khẩu vị rủi ro tốt. Nhưng, nếu chúng ta có được mô hình tốt, chiến lược phát triển tốt mà công tác quản trị nhân sự yếu kém thì khó thành công. Bởi khi đó, rủi ro nằm trong lòng tổ chức, rủi ro của mọi rủi ro là con người”, ông Thành nhấn mạnh.
Vị chủ tịch Sacombank còn cho rằng, lực lượng quản lý trẻ hiện nay rất tài nhưng thường có tâm lý nôn nóng, muốn khẳng định sự thành công sớm, thích “đi tắt, đón đầu” nên dễ trở thành nguyên nhân làm mất đi tính ổn định của hệ thống. Do vậy, lực lượng này cần phải được đào tạo chuyên nghiệp.
Là một nhà quản trị trẻ, giám đốc của một công ty cho thuê tài chính tại TP HCM thừa nhận, trước đây ông cũng hay nóng vội trong công tác quản trị điều hành. Ông cho biết thường không chú trọng nhiều đến sự góp ý của các cấp và hay làm việc độc lập so với guồng máy. Do đó, dù làm việc không mệt mỏi nhưng hiệu quả của công ty không cao. Sau đó, vị giám đốc quyết định tham gia vào một khóa học bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp cao và đã nhận ra khiếm khuyết của mình.
"Tôi đã chú trọng hơn đến việc phân công công việc đúng sở trường, khích lệ nhân viên bằng cơ chế thi đua khen thưởng để công nhận thành tích. Và cũng nhìn rõ hơn vai trò, chức năng của bộ máy kiểm toán nội bộ, kế toán quản trị,... Nhờ đó, trong công ty đã tạo ra được "sinh khí" làm việc thân thiện, hiệu quả và đoàn kết", vị giám đốc bộc bạch.
Cùng quan điểm, bà Đặng Huỳnh Ức My, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thành Thành Công chia sẻ, học làm người đã khó, càng khó hơn khi là người của một tổ chức. “Với tôi, có 10 tỷ cũng không mua được đầy kiến thức, 100 tỷ cũng không mua được 20 năm kinh nghiệm. Do đó, tự thân mỗi nhà quản trị trẻ cần phải tự cố gắng trang bị cho mình kiến thức và kinh nghiệm là điều cực kỳ quan trọng.” bà My kết luận.
Ngoài ra, theo ông Thành, thách thức hiện nay của lãnh đạo ngành ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung là làm sao phải kết nối được những con người có năng lực, đủ tâm, đủ tài, đồng thời tạo được sự nhất quán giữa lãnh đạo và điều hành, nhân bản được tư duy và tạo ra văn hóa lãnh đạo.
Chia sẻ vấn đề này, một vị chuyên gia kinh tế nhiều kinh nghiệm nhận định, trong bối cảnh kinh đầy biến động này, tình trạng thiếu hụt nhân sự lõi luôn là mối bận tâm hàng đầu của các ngân hàng và doanh nghiệp trong nước. Hơn bao giờ hết, việc sở hữu nguồn nhân sự ổn định đang trở thành lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các tổ chức trong giai đoạn mới. "Một sự đổi mới tư duy trong công tác cán bộ và sử dụng con người là việc cần làm ngay", vị này nhấn mạnh.
Lệ Chi
Tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp, bài toán cho sự phát triển” chiều 10/12, Chủ tịch Tập đoàn Sacombank Đặng Văn Thành đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố quản trị nguồn nhân lực.
Theo ông Thành, tài sản quý giá nhất của một tổ chức chính là con người, nhưng rủi ro lớn nhất cũng là ở con người. “Đôi khi, rủi ro trong kinh doanh vẫn mang lại lợi nhuận nếu khẩu vị rủi ro tốt. Nhưng, nếu chúng ta có được mô hình tốt, chiến lược phát triển tốt mà công tác quản trị nhân sự yếu kém thì khó thành công. Bởi khi đó, rủi ro nằm trong lòng tổ chức, rủi ro của mọi rủi ro là con người”, ông Thành nhấn mạnh.
Vị chủ tịch Sacombank còn cho rằng, lực lượng quản lý trẻ hiện nay rất tài nhưng thường có tâm lý nôn nóng, muốn khẳng định sự thành công sớm, thích “đi tắt, đón đầu” nên dễ trở thành nguyên nhân làm mất đi tính ổn định của hệ thống. Do vậy, lực lượng này cần phải được đào tạo chuyên nghiệp.
Là một nhà quản trị trẻ, giám đốc của một công ty cho thuê tài chính tại TP HCM thừa nhận, trước đây ông cũng hay nóng vội trong công tác quản trị điều hành. Ông cho biết thường không chú trọng nhiều đến sự góp ý của các cấp và hay làm việc độc lập so với guồng máy. Do đó, dù làm việc không mệt mỏi nhưng hiệu quả của công ty không cao. Sau đó, vị giám đốc quyết định tham gia vào một khóa học bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp cao và đã nhận ra khiếm khuyết của mình.
"Tôi đã chú trọng hơn đến việc phân công công việc đúng sở trường, khích lệ nhân viên bằng cơ chế thi đua khen thưởng để công nhận thành tích. Và cũng nhìn rõ hơn vai trò, chức năng của bộ máy kiểm toán nội bộ, kế toán quản trị,... Nhờ đó, trong công ty đã tạo ra được "sinh khí" làm việc thân thiện, hiệu quả và đoàn kết", vị giám đốc bộc bạch.
Cùng quan điểm, bà Đặng Huỳnh Ức My, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thành Thành Công chia sẻ, học làm người đã khó, càng khó hơn khi là người của một tổ chức. “Với tôi, có 10 tỷ cũng không mua được đầy kiến thức, 100 tỷ cũng không mua được 20 năm kinh nghiệm. Do đó, tự thân mỗi nhà quản trị trẻ cần phải tự cố gắng trang bị cho mình kiến thức và kinh nghiệm là điều cực kỳ quan trọng.” bà My kết luận.
Ngoài ra, theo ông Thành, thách thức hiện nay của lãnh đạo ngành ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung là làm sao phải kết nối được những con người có năng lực, đủ tâm, đủ tài, đồng thời tạo được sự nhất quán giữa lãnh đạo và điều hành, nhân bản được tư duy và tạo ra văn hóa lãnh đạo.
Chia sẻ vấn đề này, một vị chuyên gia kinh tế nhiều kinh nghiệm nhận định, trong bối cảnh kinh đầy biến động này, tình trạng thiếu hụt nhân sự lõi luôn là mối bận tâm hàng đầu của các ngân hàng và doanh nghiệp trong nước. Hơn bao giờ hết, việc sở hữu nguồn nhân sự ổn định đang trở thành lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các tổ chức trong giai đoạn mới. "Một sự đổi mới tư duy trong công tác cán bộ và sử dụng con người là việc cần làm ngay", vị này nhấn mạnh.
Lệ Chi