Phở 24 - thương hiệu ta thành công bằng mô hình Tây

mrtran

Administrator
25/9/11
4
2
15
Credits
0
Nhận ra rào cản của "Tây" với "ta" để tìm ra lối đi

Với 90 triệu khách hàng tiềm năng và 45% trong số đó ở độ tuổi dưới 25, bạn có thể nghĩ Việt Nam là hiên đường của chuỗi các nhà hàng bán đồ ăn nhanh.

Nhưng thực tế lại khác, hay đúng hơn là chưa đúng trong thời điểm này. Lý Quí Trung - chủ tịch tập đoàn An Nam, đã rất sáng suốt khi nhận ra những rào cản quá lớn về một thương hiệu nhượng quyền của nước ngoài, và đã nỗ lực không ngừng để xây dựng một thương hiệu riêng đậm bản sắc Việt. Thương hiệu Phở 24 hiện đã vô cùng lớn mạnh, và đang vươn mình đến với bạn bè thế giới.

Cha là nhà báo, lớn lên trong những quán ăn ngon có tiếng của người mẹ, ước mơ của Lý Quí Trung là có được giấy phép nhượng quyền kinh doanh của McDonald tại Việt Nam. Nhưng đến thời điểm này, giấc mơ đó vẫn chưa trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, những khó khăn với Phở 24 có vẻ không nhiều. Lý Quí Trung lại có lợi thế là đã quản lý tập đoàn An Nam của gia đình, cho đến thời điểm đó tập đoàn này đã có 10 cửa hàng phục vụ đồ ăn buổi tối rất đắt khách.


Do vậy, Lý Quí Trung không chỉ được nhờ từ những bí quyết nấu ăn của mẹ mà còn nhận được hỗ trợ đắc lực từ vợ chồng người chị gái. Họ chính là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên không gian độc đáo cho chuỗi nhà hàng Phở 24.

Sau khi ra đời vào năm 2003, Phở24 đã có thêm 60 nhà hàng tại Việt Nam. Như vậy, tốc độ phát triển của nó còn nhanh hơn tốc độ phát triển của thương hiệu đồ ăn nhượng quyền đắt nhất Việt Nam - KFC. Phải mất 13 năm Singapore United Tobacco mới có được cửa hàng thứ 80 của mình.

Không những thế, Phở 24 - với doanh thu 20 triệu đôla vào năm ngoái - đã có thêm 20 cửa hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ở tuổi 45, Lý Quí Trung đã hoàn thành một vài cuốn sách hướng dẫn quá trình nhượng quyền thương mại mà ông đã học được từ kinh nghiệm của các thương hiệu nước ngoài, ví dụ như chuỗi quá café Gloria Jean's của Úc (đã có 7 địa chỉ tại Việt Nam), BreadTalk của Singapore và chuỗi cửa hàng đồ tráng miệng Frozen Yogurt của Canada.

"Tương lai của Phở 24 là ở nước ngoài"

Trong suốt bao thế kỷ qua, phở - món ăn dân giã đặc trưng nhất trong văn hóa ẩm thực của người Việt - thường được bày bán trên các hè phố chật chội và bụi bặm. Nhưng đến với Phở 24, người ta có thể thư thái ngồi thưởng thức một tô phở được chế biến từ thịt bò hay thịt gà ngon tuyệt, trong một không gian sang trọng, sạch sẽ, và thoải mái.

Ông Trung cho biết: "Đây là một món ăn truyền thống được phục vụ theo phong cách hiện đại. Cái tên Phở 24 bắt nguồn từ 24 nguyên liệu để tạo ra một tô phở ngon đúng hiệu. Dù phở là một món ăn khá đơn giản nhưng mỗi gia đình, mỗi thế hệ, mỗi miền có cách chế biến khác nhau. Và mỗi quán phở đều có một nguyên liệu bí mật mà họ có thể tiết lộ, hoặc giữ kín".

Ông Trung - Thạc sỹ quản lý khách sạn của ĐH Griffith, là người đầu tiên cung cấp cho các nhà hàng nhượng quyền công thức chế biến món phở độc đáo của mình. Chi phí mở một nhà hàng Phở 24 vào khoảng 80.000 USD, và một cửa hàng nhượng quyền phải chi khoản phí từ 20.000 đến 25.000 USD, sau đó là từ 2-3% tổng doanh thu hàng năm.

alt


Đi theo mô hình Tây và vẫn giữ tính độc đáo tự có để phát triển kinh doanh có thể là một gợi ý cho DN Việt muốn vươn mình ra TG trong nền kinh tế sáng tạo.

Khi Phở 24 (cùng với một số món ăn châu Á được xem là tốt cho sức khỏe khác) được thế giới chú ý đến hơn, ông Trung muốn mang thương hiệu vượt qua những biên giới.

Ông cho biết: "Theo tôi thì tương lai của Phở 24 là ở nước ngoài. Trong 5 năm tới, tôi hy vọng có thể mở rộng thương hiệu ra thị trường thế giới". Ông hiện đã có kế hoạch phát triển ở Nhật Bản và đang tìm kiếm đối tác chiến lược có thể hỗ trợ ông hiện thực hóa ước mơ của mình (theo kế hoạch, Phở 24 sẽ có mặt tại New York vào năm 2012).

Tránh phát triển "nóng"

Tuy nhiên, ông Lý Quý Trung cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng những bước đi tiếp theo. Đây là một thương hiệu nội địa mạnh, nhưng phát triển với tốc độ quá nhanh tại Việt Nam. Vì năng lực quản lý không tương xứng nên một số nhà hàng đã không thể duy trì chất lượng, làm ăn thua lỗ và cuối cùng bị đóng cửa. Do vậy, có lẽ mỗi năm Phở 24 chỉ nên mở thêm 4 đến 5 nhà hàng.

Tại thị trường trong nước, ông Trung thừa nhận là vẫn chưa thể với tới những thương hiệu lớn như McDonald's hay Starbucks. Tất cả các thương hiệu đồ ăn nhanh lớn đều tìm mọi cách để tranh phần trong thị trường này, và các doanh nghiệp Việt Nam - vừa thiếu vốn đầu tư, vừa thiếu năng lực quản lý, rất khó có thể giành chiến thắng.

Ông Lê Kiên Dũng, giám đốc công ty Công ty TNHH quốc tế Lê Kiên, điều hành chuỗi nhà hàng Thái Lan tại Việt Nam giải thích rằng, thường thì mỗi chuỗi nhà hàng phải mất vài năm mới có lãi, do vậy rất cần vốn đầu tư ban đầu. Các cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam thường phàn nàn về chi phí thuê địa điểm đắt đỏ tại những thành phố lớn, chiếm khoảng 30% chi phí - nhiều gấp đôi khoản tiền họ mong đợi. Bên cạnh đó, lạm phát khiến giá cả tăng cao, mà sức mua của người tiêu dùng thì vẫn có hạn. Hơn nữa, chi phí thuê nhân công cũng là một thách thức không nhỏ.

Do vậy, khi vào Việt Nam, những thương hiệu nước ngoài lại "nhường" quyền kinh doanh cho những doanh nghiệp nước ngoài khác, ví dụ như SUTL chuyển cho KFC; Pizza Hut chuyển cho IFB Holdings of Singapore; và chuỗi nhà hàng burger Philipines lại chuyển cho những doanh nghiệp Philipines khác quản lý? Phở 24 của Lý Quí Trung không phải là thương hiệu Việt thành công đầu tiên mà trước đó đã có Café Trung Nguyên của Đặng Lê Nguyên Vũ.

Là một diễn giả uy tín với vốn tiếng Anh thành thạo có được từ những ngày học tập tại Úc, ông Trung đã đến rất nhiều thành phố của châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ.

Ông nói: "Tôi sẽ làm tất cả để quảng bá các món ăn Việt Nam và thương hiệu Phở 24 trên toàn thế giới. Tôi luôn thấy thật vui khi nói về việc kinh doanh ở Việt Nam và ngắm nhìn những khuôn mặt sáng ngời của khán giả".