Nông Dân Phát minh Máy đào cỏ: Đào tận gốc, trốc tận rễ

dichvusovnn

Thành viên tập sự
18/5/12
3
0
0
Credits
0
Anh Nguyễn Thành Công, 28 tuổi, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã chế tạo chiếc máy đào cỏ, năng suất gấp nhiều lần so với lao động thủ công.

Đến nay, đã có hơn 200 máy được bán cho nông dân trong cả nước.


Anh Nguyễn Thành Công đã chế tạo thành công chiếc máy đào cỏ sau gần 3 năm mày mò, nghiên cứu và bỏ tiền túi ra hơn 200 triệu đồng.



Anh Nguyễn Thành Công đang lắp máy đào cỏ do mình nghiên cứu. (Ảnh: Thành Công)


Đào tận gốc


Chị Nguyễn Thị Ngọc Nữ, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông là người đã đã mua hai máy đào cỏ, cho biết: với 5ha cà phê vườn nhà đang trồng, việc thuê công lao động làm cỏ ngày càng khó, giá lại cao từ 200.000-250.000 đồng/người/ngày nên sắm máy là giải pháp hợp lý nhất.


Nhờ có máy đào cỏ, chi mất 2 giờ đã xong một sào (1.000m2). Tính ra một máy với người điều khiển sẽ cho năng suất gấp 4 – 5 lần lao động cuốc thủ công. Việc điều khiển máy tương đối nhẹ nhàng khi hoạt động máy sẽ tự bò đi như xe, không tốn nhiều sức. Cỏ được máy đào tận rễ, không khác gì đào bằng tay. So với máy cắt ngang gốc bằng thì máy hiệu quả hơn và an toàn cho người điều khiển. “Với giá 6.5 triệu đồng/máy thì không quá cao với nông dân, nhưng hiệu quả mang lại thì rất lớn”, chị Nữ nói.


Anh Trương Quốc Huy, tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, cũng đã mua một máy từ hai tháng nay. “Với 4ha cà phê của gia đình mà trang bị máy đào cỏ này thì không cần phải kêu thêm công để làm. Có máy, cộng thêm một người điều khiển thì chỉ trong một ngày đã làm cỏ xong. Lợi công, dễ làm, chất lượng”, anh Huy nói.


Thấy máy đào cỏ của gia đình anh Huy làm việc hiệu quả, hiện đã có ba gia đình trong vùng đặt mua mà không cần phải đến tận xưởng chế tạo máy. Chỉ cần gửi tiền đến tay anh Công, một thời gian sau, máy sẽ được gửi đến tận nơi cho người mua.


Máy tốt dễ tìm đối tác sản xuất


Anh Nguyễn Thành Công vốn làm thợ điện ô tô và sữa chữa động cơ điện (mô tơ). Ngoài ra gia đình anh có gần 2 ha cà phê. Do phải căng sức để làm hai công việc, nên anh luôn suy nghĩ để phải làm sao để giảm bớt lao động thủ công trong việc chăm sóc cây cà phê. Trước đó, dù đã có máy cắt cỏ bằng đĩa đeo vai, nhưng anh thấy máy loại máy này còn nhiều hạn chế.


Anh Nguyễn Thành Công đang lắp máy đào cỏ do mình nghiên cứu. (Ảnh: Thành Công)


Đầu năm 2008, anh bắt tay vào nghiên cứu chiếc máy đào cỏ, nhưng phải đến cuối năm 2010, mới đưa ra được chiếc máy chạy ngoài rẫy cà phê. Để chắc chắn, anh Công giao máy cho nông dân trong vùng sử dụng để nhận xét, góp ý để chiếc máy hoàn thiện hơn. Để có mẫu máy hoàn chỉnh bán cho nông dân như hiện nay, anh Công đã phải thử chế tạo qua chín mẫu máy khác nhau.


Anh Lê Văn Thức, chủ xưởng cơ khí Hùng Hưng, chuyên sản xuất máy móc, nông cụ cho sản xuất nông nghiệp tại xã Liên Đầm, huyện Di Linh, Lâm Đồng nhìn thấy mẫu máy đào cỏ của anh Công hiệu quả và có thể áp dụng sản sản xuất hàng loại nên đã đặt vấn đề phối hợp sản xuất. Hiện tại loại máy đào cỏ này được lắp ráp tại xưởng Hùng Hưng. Linh kiện cho máy được đặt hàng gia công tại sáu đơn vị, trong đó có Công ty máy nông nghieệp miền Nam (Vikino) và cả ở nước ngoài. “Ban đầu máy được nông dân đón nhận rất tốt, nhưng độ bền của máy thì cần phải chứng minh qua thực tế”, anh Thức nói.


Trọng lượng của máy khoảng 11kg (bao gồm cả máy nổ). Lưỡi đào cỏ được tháo lắp dễ dàng bằng hai bu-lông ra để mài, hoặc mài luôn trong máy. Máy được bảo hành ba tháng. Ban đầu nhiều người lo ngại khi gặp đất có đá, hoặc gốc cây máy sẽ hoạt động kém hiệu quả, mau mòn, bể lưỡi. Tuy nhiên, điều này được anh Công giải thích máy hoạt động theo kiểu bào, nên với đất đá, gốc cây không ảnh hưởng nhiều. Theo anh Công, máy đào cỏ của anh có ưu điểm đào tận gốc rễ cỏ. Máy không chỉ thích hợp cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho việc làm cỏ ngay cả ở khu vực thành thị, khu công nghiệp.


Máy của anh Công đã đoạt giải nhì, tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng lần thứ năm (2010 – 2011). Máy cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ và đang chờ được cấp bằng bảo hộ.
 

Members online

No members online now.