Theo các chuyên gia, không chỉ làm dấy lên mối lo về chất lượng, hàng nhập từ Trung Quốc còn có thể biến Việt Nam thành "bãi phế thải" công nghệ của nước này.
"Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2012, chúng ta mất 20,7 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, nhưng chỉ thu về 9,4 tỷ USD hàng xuất khẩu sang thị trường này. Đây là điều rất đáng quan tâm", chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho hay. Ông nói rằng nhập siêu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại, làm chúng ta tốn nhiều ngoại tệ hơn để nhập khẩu hàng hóa từ nước bạn. Từ đó làm giảm cơ hội việc làm trong nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt 83,7 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức kỷ lục 20,7 tỷ USD, chiếm hơn 24,7% cả nước. Tính chung 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 11,3 tỷ USD.
Tỏi Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh: NLĐ Theo ông Trần Thanh Hải, Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, hiện Trung Quốc là bạn hàng lớn do đặc điểm địa lý là nước láng giềng. Hơn nữa, nhìn vào tỷ lệ nhập siêu trong cơ cấu các mặt hàng, có đến 2/3 là nguyên phụ liệu cho sản xuất như dệt may và nhiều mặt hàng khác để phục vụ sản xuất.
Tuy nhiên, không chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây... từ Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta có đủ khả năng sản xuất, cung ứng các loại hàng hóa này. Chỉ tính riêng tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam, nhưng không bị ràng buộc về chất lượng bởi đây là hoạt động biên mậu giữa tư thương hai nước.
Hiện nay tại các chợ, siêu thị ở nhiều tỉnh, thành, hàng Trung Quốc nhờ có giá rẻ nên được bày bán tràn ngập. Chị Thanh (quận 3, TP HCM) cho biết cuối tuần, gia đình chị ghé vào một siêu thị lớn ở quận 10 mua sắm đồ dùng gia đình. Dạo một vòng qua các quầy hàng gia dụng, đồ dùng nhà bếp, chị cảm thấy bất ngờ bởi từ hộp đựng tăm, ống đựng chén đũa, hộp đựng giấy đến chén bát, ly tách… đều xuất xứ từ Trung Quốc. "Đến lúc tìm mua cái kẹp càng cua, tôi chọn sản phẩm, coi giá cả thấy ưng ý nhưng khi nhìn xuất xứ tất cả đều là 'made in China'", chị Thanh nói.
Ở góc độ vĩ mô, PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc là điều đáng lo. Nhập siêu năm nay giảm, nhưng nhập từ Trung Quốc lại tăng cho thấy Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào hàng hóa nước bạn. "Lệ thuộc đầu vào từ các thị trường khác đã là bất lợi và nhập siêu lớn từ một thị trường lại càng bất lợi hơn", ông nhận xét.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng sự phụ thuộc nhất định vào thị trường Trung Quốc đang tạo ra hai mối nguy cho Việt Nam. Đó là hàng hóa thực phẩm, ăn uống, trái cây giá rẻ tràn vào nhưng lại không được kiểm soát tốt về chất lượng. "Nguy hiểm hơn, Trung Quốc đang có chiến lược "đẩy" hàng ngàn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam. Nếu không cẩn trọng, chúng ta sẽ thành "bãi phế thải" công nghệ của họ", ông Phong cảnh báo.
"Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2012, chúng ta mất 20,7 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, nhưng chỉ thu về 9,4 tỷ USD hàng xuất khẩu sang thị trường này. Đây là điều rất đáng quan tâm", chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho hay. Ông nói rằng nhập siêu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại, làm chúng ta tốn nhiều ngoại tệ hơn để nhập khẩu hàng hóa từ nước bạn. Từ đó làm giảm cơ hội việc làm trong nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm đạt 83,7 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với mức kỷ lục 20,7 tỷ USD, chiếm hơn 24,7% cả nước. Tính chung 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 11,3 tỷ USD.
Tỏi Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh: NLĐ Theo ông Trần Thanh Hải, Vụ phó Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, hiện Trung Quốc là bạn hàng lớn do đặc điểm địa lý là nước láng giềng. Hơn nữa, nhìn vào tỷ lệ nhập siêu trong cơ cấu các mặt hàng, có đến 2/3 là nguyên phụ liệu cho sản xuất như dệt may và nhiều mặt hàng khác để phục vụ sản xuất.
Tuy nhiên, không chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây... từ Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta có đủ khả năng sản xuất, cung ứng các loại hàng hóa này. Chỉ tính riêng tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam, nhưng không bị ràng buộc về chất lượng bởi đây là hoạt động biên mậu giữa tư thương hai nước.
Hiện nay tại các chợ, siêu thị ở nhiều tỉnh, thành, hàng Trung Quốc nhờ có giá rẻ nên được bày bán tràn ngập. Chị Thanh (quận 3, TP HCM) cho biết cuối tuần, gia đình chị ghé vào một siêu thị lớn ở quận 10 mua sắm đồ dùng gia đình. Dạo một vòng qua các quầy hàng gia dụng, đồ dùng nhà bếp, chị cảm thấy bất ngờ bởi từ hộp đựng tăm, ống đựng chén đũa, hộp đựng giấy đến chén bát, ly tách… đều xuất xứ từ Trung Quốc. "Đến lúc tìm mua cái kẹp càng cua, tôi chọn sản phẩm, coi giá cả thấy ưng ý nhưng khi nhìn xuất xứ tất cả đều là 'made in China'", chị Thanh nói.
Ở góc độ vĩ mô, PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng nhập siêu quá lớn từ Trung Quốc là điều đáng lo. Nhập siêu năm nay giảm, nhưng nhập từ Trung Quốc lại tăng cho thấy Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào hàng hóa nước bạn. "Lệ thuộc đầu vào từ các thị trường khác đã là bất lợi và nhập siêu lớn từ một thị trường lại càng bất lợi hơn", ông nhận xét.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng sự phụ thuộc nhất định vào thị trường Trung Quốc đang tạo ra hai mối nguy cho Việt Nam. Đó là hàng hóa thực phẩm, ăn uống, trái cây giá rẻ tràn vào nhưng lại không được kiểm soát tốt về chất lượng. "Nguy hiểm hơn, Trung Quốc đang có chiến lược "đẩy" hàng ngàn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam. Nếu không cẩn trọng, chúng ta sẽ thành "bãi phế thải" công nghệ của họ", ông Phong cảnh báo.
(Theo Người Lao động)