Người phương Tây thường dùng câu “Nghĩ ngoài chiếc hộp” nhằm ám chỉ việc phá vỡ những khuôn khổ bó hẹp để sáng tạo và đổi mới.
Tuy nhiên, trước những biến động toàn cầu như khủng hoảng tài chính, trái đất ấm dần lên, thì sự thăng hoa ý tưởng để tạo tương lai đột phá chỉ có thể thành hiện thực nếu có những nhà lãnh đạo biết “nghĩ xa ra bên ngoài tòa cao ốc chứa đầy hộp”.
Dù lớn đến đâu, cao ốc văn phòng vẫn là khung bọc dồn nén các phát minh. Sự phát triển, hoặc là những suy nghĩ thoát ra ngoài chiếc hộp nếu có cũng bị giam cầm trong những hình mẫu sẵn có. Nhân viên chỉ tập trung đương đầu với các đối thủ cạnh tranh tương đồng trong thị trường không biến động. Họ chọn cách giải quyết đã có sẵn thay vì truy tìm lối thoát mới cho những vấn đề mới.
Ngược lại, chỉ cần bước ra khỏi tòa cao ốc cố định và an toàn, lãnh đạo có thể đem đến nhiều đổi thay đầy sáng tạo. Một số doanh nghiệp điện tử gửi kỹ sư đến công ty khách hàng để họ nhanh chóng và trực tiếp thu nhận phản hồi, rồi điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp thực tế.
Hệ thống ngân hàng Santander của Brazil thu hút khách hàng mới bằng cách lắp thêm thiết bị an ninh hiện đại. Nhân viên cung cấp sản phẩm điện máy Omron Nhật Bản lập bảng câu hỏi để tìm hiểu những thiếu sót khiến khách hàng chưa hài lòng. IBM huấn luyện đội ngũ lãnh đạo tương lai bên ngoài phòng học bằng cách gửi họ đến những quốc gia đang nổi, những thị trường xa lạ để giải quyết nhiều thử thách đa dạng.
Nhằm kích thích phát kiến tại P&G, cựu CEO Lafley và CEO mới Robert McDonald đã nhìn xa ngoài tòa cao ốc. Họ tạo điều kiện cho nhân viên P&G sống thực tế với sản phẩm, năng động sáng tạo bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
Nói xa hơn đến các vấn đề xã hội, để đem lại lợi ích cho cộng đồng thì không chỉ chú ý đến sản phẩm - dịch vụ, tổ chức - công nghiệp, mà còn phải hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống các vấn đề đan chéo nhau.
Ví dụ: cải cách y tế tại Hoa Kỳ cũng như bất kỳ quốc gia nào: nâng cấp bệnh viện cần đi kèm với cải thiện phòng khám nhỏ trong trường học - công ty, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, tủ thuốc gia đình, máy móc kỹ thuật hiện đại, huấn luyện y tá, tuyển tình nguyện viên chăm sóc người già neo đơn... Có thế, sức khỏe cộng đồng mới nâng cao và giá thành y tế cũng giảm bớt.
Doanh nghiệp tồn tại trong xã hội, nên phát minh xã hội đem đến cơ hội kinh tế. Những tập đoàn toàn cầu đang đi tiên phong trong cải cách xã hội - môi trường gồm: GE có chương trình “Bức tranh sinh thái”, IBM là “Hành tinh thông minh hơn”, Cisco là “Mạng lưới thông minh”...
Để kích thích tiến bộ và sáng tạo, lãnh đạo cần xác định khó khăn, vẽ ra bản đồ hệ thống các kết quả ảnh hưởng lẫn nhau, xác định điểm liên kết yếu... Để làm được điều đó, các sếp không chỉ phải nghĩ thoát ra khỏi chiếc hộp, mà còn phải bay xa khỏi tòa cao ốc để vươn đến thị trường thực tế đầy sóng gió.
Tuy nhiên, trước những biến động toàn cầu như khủng hoảng tài chính, trái đất ấm dần lên, thì sự thăng hoa ý tưởng để tạo tương lai đột phá chỉ có thể thành hiện thực nếu có những nhà lãnh đạo biết “nghĩ xa ra bên ngoài tòa cao ốc chứa đầy hộp”.
Dù lớn đến đâu, cao ốc văn phòng vẫn là khung bọc dồn nén các phát minh. Sự phát triển, hoặc là những suy nghĩ thoát ra ngoài chiếc hộp nếu có cũng bị giam cầm trong những hình mẫu sẵn có. Nhân viên chỉ tập trung đương đầu với các đối thủ cạnh tranh tương đồng trong thị trường không biến động. Họ chọn cách giải quyết đã có sẵn thay vì truy tìm lối thoát mới cho những vấn đề mới.
Ngược lại, chỉ cần bước ra khỏi tòa cao ốc cố định và an toàn, lãnh đạo có thể đem đến nhiều đổi thay đầy sáng tạo. Một số doanh nghiệp điện tử gửi kỹ sư đến công ty khách hàng để họ nhanh chóng và trực tiếp thu nhận phản hồi, rồi điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp thực tế.
Hệ thống ngân hàng Santander của Brazil thu hút khách hàng mới bằng cách lắp thêm thiết bị an ninh hiện đại. Nhân viên cung cấp sản phẩm điện máy Omron Nhật Bản lập bảng câu hỏi để tìm hiểu những thiếu sót khiến khách hàng chưa hài lòng. IBM huấn luyện đội ngũ lãnh đạo tương lai bên ngoài phòng học bằng cách gửi họ đến những quốc gia đang nổi, những thị trường xa lạ để giải quyết nhiều thử thách đa dạng.
Nhằm kích thích phát kiến tại P&G, cựu CEO Lafley và CEO mới Robert McDonald đã nhìn xa ngoài tòa cao ốc. Họ tạo điều kiện cho nhân viên P&G sống thực tế với sản phẩm, năng động sáng tạo bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
Nói xa hơn đến các vấn đề xã hội, để đem lại lợi ích cho cộng đồng thì không chỉ chú ý đến sản phẩm - dịch vụ, tổ chức - công nghiệp, mà còn phải hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống các vấn đề đan chéo nhau.
Ví dụ: cải cách y tế tại Hoa Kỳ cũng như bất kỳ quốc gia nào: nâng cấp bệnh viện cần đi kèm với cải thiện phòng khám nhỏ trong trường học - công ty, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, tủ thuốc gia đình, máy móc kỹ thuật hiện đại, huấn luyện y tá, tuyển tình nguyện viên chăm sóc người già neo đơn... Có thế, sức khỏe cộng đồng mới nâng cao và giá thành y tế cũng giảm bớt.
Doanh nghiệp tồn tại trong xã hội, nên phát minh xã hội đem đến cơ hội kinh tế. Những tập đoàn toàn cầu đang đi tiên phong trong cải cách xã hội - môi trường gồm: GE có chương trình “Bức tranh sinh thái”, IBM là “Hành tinh thông minh hơn”, Cisco là “Mạng lưới thông minh”...
Để kích thích tiến bộ và sáng tạo, lãnh đạo cần xác định khó khăn, vẽ ra bản đồ hệ thống các kết quả ảnh hưởng lẫn nhau, xác định điểm liên kết yếu... Để làm được điều đó, các sếp không chỉ phải nghĩ thoát ra khỏi chiếc hộp, mà còn phải bay xa khỏi tòa cao ốc để vươn đến thị trường thực tế đầy sóng gió.