Loay hoay tìm “chìa khóa” để đánh đúng vào thị hiếu người tiêu dùng nội địa, nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy đường đi cho mình và đã thành công. Đó là con đường trở lại với các sản phẩm, nguyên liệu truyền thống.
Khi truyền thống được hiện đại hóa
Tần suất xuất hiện trên các phương tiện thông tin quảng cáo ít, thậm chí không tốn nhiều tiền để chi cho marketing nhưng sản phẩm bún riêu cua khô đóng gói của Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm (Vifon) vẫn bán được ùn ùn… Lý do chính là sản phẩm này hiện không có đối thủ trên thị trường. Muốn mua bún riêu cua dạng gói, chỉ có Vifon.
Trào lưu uống nước trà xanh cũng mới được khởi xướng, khi hàng loạt các hãng sản xuất đồ uống đóng chai tung ra các sản phẩm liên quan có nguồn gốc từ thứ nước uống hàng ngày của mỗi gia đình Việt: trà xanh. Trà xanh vốn được coi một thứ nông sản dễ tìm, dễ uống với nhiều tác dụng tốt được truyền miệng như: làm chậm quá trình lão hoá, chống ung thư, nay được chiết xuất, đóng chai và bán với giá không rẻ chút nào. Sản phẩm trà xanh, nếu chỉ là những gói trà được đóng túi thì đó vẫn là một thứ nông sản có tính vùng miền, nhưng khi được chiết xuất đóng chai, thì sản phẩm đó đã mang lên mình hơi hướng toàn cầu, có thể coi là một sản phẩm của việc hiện đại hóa đồ ẩm thực Việt truyền thống.
Hay như Phở 24, hiện đã có mặt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và nhiều mô hình đã triển khai thành công ở nước ngoài theo hình thức nhượng quyền cũng bắt đầu từ món ăn tinh tế của đất Hà Thành. Ông Nguyễn Quang Hiển, Tổng quản lý hệ thống điều hành Phở 24 chia sẻ, sự ra đời của Phở 24 xuất phát từ ý tưởng nâng cấp một quán phở để việc “ăn phở” trở thành “thưởng thức phở” trong một không gian đẹp, lịch sự. Đến nay, mô hình Phở 24 thành công đã chứng tỏ được tầm nhìn và sự đúng đắn của một doanh nghiệp Việt bằng cách tạo lối đi riêng thông qua việc hiện đại hóa sản phẩm truyền thống.
Sự thành công của bún riêu của Vifon, nước trà xanh đóng chai hay Phở 24 và nhiều sản phẩm truyền thống khác đang có mặt trên thị trường thể hiện sự sáng tạo của nhiều doanh nghiệp Việt. Trong thực tế kinh doanh, để cho ra đời được một sản phẩm mới tốn rất nhiều công sức, tiền của để đầu tư nghiên cứu hoặc sản xuất theo hình thức nhượng quyền…Nhưng doanh nghiệp Việt thường ít tiền. Nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy con đường đi cho mình bằng cách hiện đại hóa những sản phẩm truyền thống.
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt?
Một tập đoàn sản xuất phân phối hàng tiêu dùng một thời “làm mưa làm gió” trên các phương tiện thông tin đại chúng về tần suất quảng cáo các nhãn hàng là Unilever cũng không làm cho người tiêu dùng chán ngán, nhờ sự sáng tạo mỗi ngày đối với sản phẩm của họ. Ví dụ như chỉ với một nhãn hàng Sunsilk, thì nay là Sunsilk bồ kết, mai là Sunsilk bạc hà… Bồ kết và bạc hà, trà xanh, được xem như những nông sản rất truyền thống. Việc đưa thêm những chi tiết mang tính truyền thống vào sản phẩm thể hiện khả năng nội địa hoá sản phẩm của những tập đoàn toàn cầu, và vì thế thị phần của họ tại thị trường Việt Nam không ngừng tăng.
Mới đây, khi Acecook, Công ty sản xuất mỳ gói ăn liền đứng đầu nước ta, tung ra sản phẩm mỳ khoai tây Omachi với “chìa khoá” để đánh vào thị hiếu của người tiêu dùng là sợi mỳ được làm từ khoai tây, thì sản phẩm này ngay lập tức đã chiếm lĩnh được thị trường mỳ gói phân khúc khách hàng cao cấp. Một thời gian sau, công ty đàn em là Micoem cũng tung ra sản phẩm mỳ Cung đình với “chìa khoá” là sợi mỳ có thành phần hạt sen khiến cho việc ăn mỳ không còn nóng như người ta thường nghĩ. Những sản phẩm này đều có chỉ một phân khúc thị phần nhất định, nhưng sự nhanh nhạy trong nắm bắt thị trường và thị hiếu thực sự của người tiêu dùng cho thấy không ít doanh nghiệp Việt Nam đang thay đổi về tư duy thị trường. Thực tế cho thấy đã có không ít doanh nghiệp thành công với việc quay trở lại những nguyên liệu và giá trị truyền thống.
Trong một thời gian rất dài, không ít doanh nghiệp Việt hiểu được nguyên tắc “bán cái mà khách hàng cần”, nhưng thực sự khách hàng cần cái gì thì họ… không biết. Đôi khi doanh nghiệp cho ra đời những sản phẩm mang ý chí chủ quan của mình mà không dựa trên những nghiên cứu cụ thể về xu hướng, thị hiếu của khách hàng. Bởi vậy, nhiều sản phẩm ra đời rồi “mất tăm” trên thị trường. Vòng đời sản phẩm quá ngắn, tới mức chưa kịp có thương hiệu thì đã chết yểu. Trở về với những nguyên liệu và những giá trị truyền thống - những thứ đã được khẳng định từ bao đời nay mà không mất thêm công sức phải thăm dò thị trường - là một xu thế đúng đắn, có thể đem lại cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt?
Khi truyền thống được hiện đại hóa
Tần suất xuất hiện trên các phương tiện thông tin quảng cáo ít, thậm chí không tốn nhiều tiền để chi cho marketing nhưng sản phẩm bún riêu cua khô đóng gói của Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm (Vifon) vẫn bán được ùn ùn… Lý do chính là sản phẩm này hiện không có đối thủ trên thị trường. Muốn mua bún riêu cua dạng gói, chỉ có Vifon.
Trào lưu uống nước trà xanh cũng mới được khởi xướng, khi hàng loạt các hãng sản xuất đồ uống đóng chai tung ra các sản phẩm liên quan có nguồn gốc từ thứ nước uống hàng ngày của mỗi gia đình Việt: trà xanh. Trà xanh vốn được coi một thứ nông sản dễ tìm, dễ uống với nhiều tác dụng tốt được truyền miệng như: làm chậm quá trình lão hoá, chống ung thư, nay được chiết xuất, đóng chai và bán với giá không rẻ chút nào. Sản phẩm trà xanh, nếu chỉ là những gói trà được đóng túi thì đó vẫn là một thứ nông sản có tính vùng miền, nhưng khi được chiết xuất đóng chai, thì sản phẩm đó đã mang lên mình hơi hướng toàn cầu, có thể coi là một sản phẩm của việc hiện đại hóa đồ ẩm thực Việt truyền thống.
Hay như Phở 24, hiện đã có mặt ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và nhiều mô hình đã triển khai thành công ở nước ngoài theo hình thức nhượng quyền cũng bắt đầu từ món ăn tinh tế của đất Hà Thành. Ông Nguyễn Quang Hiển, Tổng quản lý hệ thống điều hành Phở 24 chia sẻ, sự ra đời của Phở 24 xuất phát từ ý tưởng nâng cấp một quán phở để việc “ăn phở” trở thành “thưởng thức phở” trong một không gian đẹp, lịch sự. Đến nay, mô hình Phở 24 thành công đã chứng tỏ được tầm nhìn và sự đúng đắn của một doanh nghiệp Việt bằng cách tạo lối đi riêng thông qua việc hiện đại hóa sản phẩm truyền thống.
Sự thành công của bún riêu của Vifon, nước trà xanh đóng chai hay Phở 24 và nhiều sản phẩm truyền thống khác đang có mặt trên thị trường thể hiện sự sáng tạo của nhiều doanh nghiệp Việt. Trong thực tế kinh doanh, để cho ra đời được một sản phẩm mới tốn rất nhiều công sức, tiền của để đầu tư nghiên cứu hoặc sản xuất theo hình thức nhượng quyền…Nhưng doanh nghiệp Việt thường ít tiền. Nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy con đường đi cho mình bằng cách hiện đại hóa những sản phẩm truyền thống.
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt?
Một tập đoàn sản xuất phân phối hàng tiêu dùng một thời “làm mưa làm gió” trên các phương tiện thông tin đại chúng về tần suất quảng cáo các nhãn hàng là Unilever cũng không làm cho người tiêu dùng chán ngán, nhờ sự sáng tạo mỗi ngày đối với sản phẩm của họ. Ví dụ như chỉ với một nhãn hàng Sunsilk, thì nay là Sunsilk bồ kết, mai là Sunsilk bạc hà… Bồ kết và bạc hà, trà xanh, được xem như những nông sản rất truyền thống. Việc đưa thêm những chi tiết mang tính truyền thống vào sản phẩm thể hiện khả năng nội địa hoá sản phẩm của những tập đoàn toàn cầu, và vì thế thị phần của họ tại thị trường Việt Nam không ngừng tăng.
Mới đây, khi Acecook, Công ty sản xuất mỳ gói ăn liền đứng đầu nước ta, tung ra sản phẩm mỳ khoai tây Omachi với “chìa khoá” để đánh vào thị hiếu của người tiêu dùng là sợi mỳ được làm từ khoai tây, thì sản phẩm này ngay lập tức đã chiếm lĩnh được thị trường mỳ gói phân khúc khách hàng cao cấp. Một thời gian sau, công ty đàn em là Micoem cũng tung ra sản phẩm mỳ Cung đình với “chìa khoá” là sợi mỳ có thành phần hạt sen khiến cho việc ăn mỳ không còn nóng như người ta thường nghĩ. Những sản phẩm này đều có chỉ một phân khúc thị phần nhất định, nhưng sự nhanh nhạy trong nắm bắt thị trường và thị hiếu thực sự của người tiêu dùng cho thấy không ít doanh nghiệp Việt Nam đang thay đổi về tư duy thị trường. Thực tế cho thấy đã có không ít doanh nghiệp thành công với việc quay trở lại những nguyên liệu và giá trị truyền thống.
Trong một thời gian rất dài, không ít doanh nghiệp Việt hiểu được nguyên tắc “bán cái mà khách hàng cần”, nhưng thực sự khách hàng cần cái gì thì họ… không biết. Đôi khi doanh nghiệp cho ra đời những sản phẩm mang ý chí chủ quan của mình mà không dựa trên những nghiên cứu cụ thể về xu hướng, thị hiếu của khách hàng. Bởi vậy, nhiều sản phẩm ra đời rồi “mất tăm” trên thị trường. Vòng đời sản phẩm quá ngắn, tới mức chưa kịp có thương hiệu thì đã chết yểu. Trở về với những nguyên liệu và những giá trị truyền thống - những thứ đã được khẳng định từ bao đời nay mà không mất thêm công sức phải thăm dò thị trường - là một xu thế đúng đắn, có thể đem lại cơ hội cho nhiều doanh nghiệp Việt?