Trong kinh doanh, việc tăng giảm giá sản phẩm hàng hoá sẽ thường xuyên được thực hiện do tác động của các yếu tố khác nhau như các sự kiện nổi bật, nhu cầu tăng,... Tuy nhiên nếu doanh nghiệp không có những nghiên cứu nhất định về mức nhạy cảm của khác hàng đối với việc tăng giảm giá thì rất có thể hàng hoá sẽ không còn “chiếm được sự yêu thích” của khác hàng.
Sony, hãng điện tử lớn nhất Nhật Bản luôn có một đội ngũ các chuyên gia kinh tế chuyên nghiên cứu mức nhạy cảm của khác hàng đối với việc tăng giảm giá sản phẩm điện tử của Sony trên các thị trường. Theo Sony, cụ thể, mức nhạy cảm của khách hàng đối với sự tăng giảm giá được thể hiện bằng độ co giãn nhu cầu theo giá cả.
Các chuyên gia của Sony cho rằng nghiên cứu độ co giãn nhu cầu theo giá cả thì thường rất khó thực hiện bởi vì nó phụ thuộc vào những tình huống có thật, xảy ra trong thực tế về sự thay đổi của giá cả thực sự xảy ra hay sắp xảy ra. Và chúng ta cần tốn thời gian cũng như cơ hội thuận tiện khi có sự thay đổi giá để thu thập đủ dữ liệu cho việc phân tích độ co giãn. Trong thực tế, hiếm khi một công ty bỏ thời gian và công sức để nghiên cứu độ co giãn giá. Thường chỉ có các Viện nghiên cứu, tập đoàn tư bản lớn mới tìm hiểu độ co giãn giá của sản phẩm chủ lực của mình.
Phương pháp mà Sony tiến hành trong nhiều năm qua chủ yếu dựa trên số liệu thu thập về nhu cầu mua hàng (số lượng tiêu dùng) theo từng mức giá khác nhau. Từ đó các chuyên gia Sony ước lượng mức độ tăng giảm nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng sẽ có những thay đổi như thế nào cùng với sự thay đổi của giá cả.
Qua một số tổng kết kết quả nghiên cứu về độ co giãn giá của một số loại sản phẩm của các nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn Sony ta có thể thấy mức độ nhạy cảm của việc tăng giảm giá của khác hàng là khá khác nhau:
- Khách hàng có xu hướng nhạy cảm về mức độ tăng giảm giá sản phẩm “trong suy nghĩ của họ” lớn hơn là thực tế của việc tăng giảm giá vì những nguyên nhân chi phí đầu vào sản xuất tăng hay giảm. Nhiều khi khách hàng không hiểu được điều đó nên thấy một hàng hoá nào đó tăng giá thì lập tức cảm thấy có vẻ “e ngại” và không dám mua nữa.
- Khách hàng có vẻ nhạy cảm hơn đối với việc giảm giá hơn là tăng giá.
Các chuyên gia của Sony nhận định rằng khách hàng sẽ không đặt nặng vấn đề tăng giảm giá đi khi cùng đi mua hàng với bạn bè hoặc được sự động viên thuyết phục của nhân viên bán hàng mà khách hàng xem như là chuyên gia giúp họ mua hàng đúng giá. Ngược lại, sự tác động của việc tăng giảm giá đến tâm lý người tiêu dùng sẽ tăng khi khách hàng đi mua hàng một mình và khi khách hàng cảm thấy không tự tin về quyết định mua hàng của mình.
Rõ ràng, nếu khách hàng mục tiêu của Sony có xu hướng không đặt nặng vấn đề tăng giảm giá thành sản phẩm trong một phạm vi nhất định thì trong giới hạn đó Sony có thể tăng giá bán lên một ít để có thể thu được thêm lợi nhuận vì chắc chắn rằng doanh số bán sẽ giảm đi một lượng không đáng kể.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu mức nhạy cảm của khách hàng về sự thay đổi giá cả, Sony luôn có chiến lược kinh doanh thích ứng và thu được nhiều lợi nhuận cao..
Theo bwportal/The Times
Sony, hãng điện tử lớn nhất Nhật Bản luôn có một đội ngũ các chuyên gia kinh tế chuyên nghiên cứu mức nhạy cảm của khác hàng đối với việc tăng giảm giá sản phẩm điện tử của Sony trên các thị trường. Theo Sony, cụ thể, mức nhạy cảm của khách hàng đối với sự tăng giảm giá được thể hiện bằng độ co giãn nhu cầu theo giá cả.
Các chuyên gia của Sony cho rằng nghiên cứu độ co giãn nhu cầu theo giá cả thì thường rất khó thực hiện bởi vì nó phụ thuộc vào những tình huống có thật, xảy ra trong thực tế về sự thay đổi của giá cả thực sự xảy ra hay sắp xảy ra. Và chúng ta cần tốn thời gian cũng như cơ hội thuận tiện khi có sự thay đổi giá để thu thập đủ dữ liệu cho việc phân tích độ co giãn. Trong thực tế, hiếm khi một công ty bỏ thời gian và công sức để nghiên cứu độ co giãn giá. Thường chỉ có các Viện nghiên cứu, tập đoàn tư bản lớn mới tìm hiểu độ co giãn giá của sản phẩm chủ lực của mình.
Phương pháp mà Sony tiến hành trong nhiều năm qua chủ yếu dựa trên số liệu thu thập về nhu cầu mua hàng (số lượng tiêu dùng) theo từng mức giá khác nhau. Từ đó các chuyên gia Sony ước lượng mức độ tăng giảm nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng sẽ có những thay đổi như thế nào cùng với sự thay đổi của giá cả.
Qua một số tổng kết kết quả nghiên cứu về độ co giãn giá của một số loại sản phẩm của các nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn Sony ta có thể thấy mức độ nhạy cảm của việc tăng giảm giá của khác hàng là khá khác nhau:
- Khách hàng có xu hướng nhạy cảm về mức độ tăng giảm giá sản phẩm “trong suy nghĩ của họ” lớn hơn là thực tế của việc tăng giảm giá vì những nguyên nhân chi phí đầu vào sản xuất tăng hay giảm. Nhiều khi khách hàng không hiểu được điều đó nên thấy một hàng hoá nào đó tăng giá thì lập tức cảm thấy có vẻ “e ngại” và không dám mua nữa.
- Khách hàng có vẻ nhạy cảm hơn đối với việc giảm giá hơn là tăng giá.
Các chuyên gia của Sony nhận định rằng khách hàng sẽ không đặt nặng vấn đề tăng giảm giá đi khi cùng đi mua hàng với bạn bè hoặc được sự động viên thuyết phục của nhân viên bán hàng mà khách hàng xem như là chuyên gia giúp họ mua hàng đúng giá. Ngược lại, sự tác động của việc tăng giảm giá đến tâm lý người tiêu dùng sẽ tăng khi khách hàng đi mua hàng một mình và khi khách hàng cảm thấy không tự tin về quyết định mua hàng của mình.
Rõ ràng, nếu khách hàng mục tiêu của Sony có xu hướng không đặt nặng vấn đề tăng giảm giá thành sản phẩm trong một phạm vi nhất định thì trong giới hạn đó Sony có thể tăng giá bán lên một ít để có thể thu được thêm lợi nhuận vì chắc chắn rằng doanh số bán sẽ giảm đi một lượng không đáng kể.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu mức nhạy cảm của khách hàng về sự thay đổi giá cả, Sony luôn có chiến lược kinh doanh thích ứng và thu được nhiều lợi nhuận cao..
Theo bwportal/The Times