Làm sao để các doanh nghiệp có thể giữ chân nhân tài?

nvhungceo

Thành viên tập sự
24/2/12
41
2
0
Credits
0
Làm sao để các doanh nghiệp có thể giữ chân nhân tài?
 

haiduongcity

Thành viên cấp 1
4/8/12
19
3
15
Credits
0
Một là, công ty có chế độ lương bổng phù hợp với năng lực và kiến thức của nhân tài. Hầu hết các công ty luôn đưa ra bậc lương thấp hơn nhiều so với những gì mà người lao động bỏ ra cho công ty, và nhân tài cũng không phải trường hợp ngọai lệ. Hai là, phân công chức vụ và công việc phù hợp với khả năng, chuyên ngành và sở thích của nhân tài. Phù hợp với khả năng, chuyên ngành là đúng rồi. Nhưng còn sở thích? Cũng giống như các lao động khác, nhân tài phải có niềm đam mê với công việc thì mới có thể hòan thành tốt công việc ấy. Ba là, tạo ra một môi trường làm việc hoàn toàn thân thiện. Mà điều này thuộc về truyền thống và văn hóa của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xây dựng đội ngũ nhân viên toàn tâm toàn ý phục vụ vì mục tiêu của doanh nghiệp. Mà để đạt được như vậy, cần có thời gian dài và nhiều công sức. Doanh nghiệp cần tổ chức các buổi vui chơi dã ngoại để tạo tình thân giữa các nhân viên. Không ai lại không muốn ở lại trong một môi trường thân thiện như vậy cả. Bốn là, có sự nhìn nhận và đánh giá đúng khả năng của nhân tài. Điều này phụ thuộc vào yếu tố phân tích và cách phê bình của cấp trên. Tránh tình trạng đặt nhiều áp lực và đổ mọi trách nhiệm lên đầu họ một khi công việc không hòan thành theo đúng dự định. Vì để hòan thành công việc cần có sự chung sức của nhiều cá nhân và còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan bên ngoài nữa.
 

ngocbichtb89

Thành viên tập sự
22/7/12
1
0
0
Credits
0
1. Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên mới Bạn cần xác định rõ phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên mới trước khi bắt đầu tiến hành tuyển dụng. Việc này vừa giúp bạn tuyển được nhân viên thật sự phù hợp với công việc, vừa làm cho công việc của họ về sau này được thuận lợi hơn - một trong những yếu tố quan trọng nhất để giữ chân họ. 2. Yêu cầu ứng viên mô tả chi tiết những thành tích cá nhân của họ Trong lúc phỏng vấn, bạn cần yêu cầu ứng viên mô tả thật chi tiết những thành tích cá nhân họ đã đạt được. Sở dĩ phải nhấn mạnh điều này vì nhiều ứng viên thường mô tả thành tích theo kiểu “Chúng tôi đã từng làm việc này, chúng tôi từng đạt thành tích kia”. Có thể họ không có ý lừa dối bạn, nhưng nếu bạn cứ để họ trả lời theo cách như thế thì bạn sẽ không thể nào xét đoán được năng lực cá nhân của họ. Vì thế, hãy nói rõ yêu cầu của bạn và nhắc ứng viên ngay khi họ bắt đầu lạc đề. T rong trường hợp ứng viên hoàn toàn không thể mô tả chi tiết thành tích cá nhân của mình, bạn có lý do để nghi ngờ những thành tích họ đề cập là của tập thể còn họ thì chỉ đóng một vai trò khiêm tốn trong đó. 3. Hãy quan tâm đến ứng viên một cách chân thành Khi phỏng vấn, bạn đừng vội vàng “khoe” những thành tựu công ty của bạn đã đạt được hay đề cập đến vấn đề tài chính mà hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu về những nhu cầu, mục tiêu và hoài bão của ứng viên. Sau đó, bạn hãy lắng nghe thật chăm chú câu trả lời của họ, thỉnh thoảng lại nhắc lại những ý họ trình bày bằng ngôn từ của bạn để cho họ thấy bạn hiểu rõ điều họ nói, hoặc hỏi họ một vài câu để làm rõ ý hơn. Những việc này có vẻ đơn giản nhưng không phải nhà tuyển dụng nào cũng coi trọng chúng. Vì thế, nếu bạn làm được thì ứng viên sẽ nhớ mãi bạn. Sự quan tâm chân thành của bạn sẽ không những giúp bạn tuyển dụng được nhân tài mà còn giữ chân họ về sau này. 4. Sếp giỏi - “Vũ khí” giữ chân nhân tài hiệu quả nhất Nhân tài thì doanh nghiệp nào cũng cần. Vì thế, điều làm người tài băn khoăn nhất không phải là tìm được việc làm, mà là có tìm được một doanh nghiệp và một vị sếp thật sự mong muốn giúp họ phát triển năng lực cá nhân và đạt đến đỉnh cao sự nghiệp hay không. Nói cách khác, nhân tài luôn khao khát có được những vị sếp giỏi, những người họ có thể nể trọng và tin tưởng. Vì thế, muốn giữ chân nhân viên giỏi thì trước tiên bạn phải giữ chân được những nhà quản lý tài năng. Cách tốt nhất để làm việc này chính là xây dựng một môi trường làm việc thật thân thiện trong doanh nghiệp với chế độ lương, thưởng, phúc lợi công bằng và hợp lý cũng như sự quan tâm chân thành của lãnh đạo đến người lao động.]
 

saccalolo

Thành viên tập sự
14/8/12
2
0
0
Credits
0
Nhà quản trị nhân sự nên trò chuyện và trao đổi với nhân viên để hiểu được nhân viên có thật sự yêu thích công việc hiện tại, và năng lực của họ có được phát huy tối đa hay không. Từ đó, bạn có thể tìm ra chính sách nhân sự thích hợp. luân chuyển công việc là một bí quyết giúp cho nhân viên yêu thích và cảm thấy công việc luôn “mới mẻ”. Chính sách này sẽ giúp cho nhân viên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, phát triển kỹ năng và khuyến khích họ tiếp cận những thử thách mới để phát triển sự nghiệp một cách toàn diện. Khi phân công nhiệm vụ cho nhân viên, nhà quản trị nhân sự cần giải thích rõ vì sao họ cần làm công việc này và nhiệm vụ của họ đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với hoạt động của công ty. Cuối cùng, hãy thể hiện rằng bạn trân trọng và đánh giá cao những thành tích đóng góp của nhân viên đối với sự phát triển của công ty. Bạn có thể khen ngợi thành tích của nhân viên này trước tất cả nhân viên cùng bộ phận, phát triển chính sách tưởng thưởng cho những nhân viên xuất sắc.
 

vinhthanhtang

Thành viên tập sự
24/9/12
2
0
0
Credits
0
Doanh nghiệp cần có chính sách khích lệ và duy trì nhân sự thích hợp thông qua việc xây dựng một quy chế lương thưởng hợp lý, đúng đối tượng. Thực hiện chính sách này, lãnh đạo doanh nghiệp không nên để cho nhân viên của mình cảm thấy rằng có sự không công bằng giữa những người lao động, có sự đãi ngộ chưa tương xứng với công sức của họ đóng góp cho doanh nghiệp. Song song với đó, các doanh nghiệp có thể phân loại rõ ràng hai nguồn nhân lực chính yếu: nhóm nhân sự nòng cốt và nhóm nhân sự bổ sung tạm thời để từ đó có chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực nòng cốt. Mặt khác, để giữ chân nhân tài, doanh nghiệp cần chú ý đạt được 5 chữ đồng: đồng tâm, đồng đức, đồng hướng, đồng lợi và đồng thuận. Đồng tâm xuất phát từ quan điểm “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”, nhân tài có Tâm và các thành viên của doanh nghiệp cũng cần đồng tâm, cùng chí hướng, trên dưới một lòng với doanh nghiệp và vì sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng đức có nghĩa là trong doanh nghiệp, cần có sự thống nhất từ trên xuống dưới về vấn đề đạo đức, đạo đức kinh doanh; cần đạt đến sự thống nhất về giá trị đạo đức. Đồng hướng là tuy mục tiêu phấn đấu và chí hướng của mỗi người là khác nhau nhưng doanh nghiệp cần đảm bảo sao cho có sự thống nhất về mục tiêu, hướng đi giữa các nhân viên. Đồng lợi về vật chất chính là sợi dây gắn bó nhân tài với doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần chú ý điều hòa, giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng trong doanh nghiệp để đem lại sự đồng thuận cùng không khí làm việc vui vẻ, thoải mái. Nếu đạt được 5 chữ đồng trên, nhân tài chẳng cần dùng lương cao bổng hậu để giữ chân sẽ vẫn thấy gắn bó với doanh nghiệp vì tiền không phải là lý do duy nhất để nhân tài làm việc và thường đã là nhân tài thì cũng không thiếu tiền.
 

vantaivanthanhdat

Thành viên mới
29/8/12
1
0
5
www.vanthanhdat.com
Credits
0
Một trong những trách nhiệm quan trọng của nhà quản trị doanh nghiệp là tuyển dụng được nhân tài và biết giữ họ làm việc lâu dài tại doanh nghiệp vì tài năng của họ góp phần không nhỏ, trong nhiều trường hợp còn có tính quyết định đối với thành công của doanh nghiệp. Thỉnh thoảng lại có người hỏi tôi: "Anh làm cách nào để giữ được những người giỏi nhất?". Câu trả lời của tôi rất đơn giản: "Hãy đối xử với nhân viên của bạn như đối với khách hàng".
 

Taidanh

Thành viên tập sự
23/10/12
3
2
0
Credits
0
Giành giật "nhân tài" không nên là cuộc chạy đua tăng lương Một nhân viên có tiềm năng phát triển, đặt trong một nền kinh tế phát triển nhanh như Việt Nam thì thế nào cũng có chuyện nhảy việc. Do đó, theo tôi, nên tư duy thế này. Mình đừng nghĩ khi mình trồng cây là phải có ngày hái quả mà hãy nghĩ, chấp nhận sống chung với lũ và chuẩn bị lực lượng nhân sự để kế thừa. Nếu công ty mình có tiềm năng phát triển tốt, họ có thể ở lại công ty mình mà không qua công ty khác. Bên cạnh đó, hãy xây dựng một mối quan hệ thân thiết với các nhân sự then chốt, tạo dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp với họ.
 
  • Like
Reactions: trung_hieu

Members online

No members online now.