Khởi nghiệp từ bao xi măng

kimloanpham89

Thành viên tập sự
16/5/12
4
0
0
Credits
0
Tốt nghiệp THPT, năm 2001, anh Hà Văn Hải (SN1982) ở Liên Mạc - Từ Liêm (Hà Nội) lên đường nhập ngũ. Năm 2003, anh xuất ngũ, về quê và bươn chải nhiều nghề để kiếm sống như làm thợ tạc tượng đá, nhân viên giao hàng bánh kẹo, nhân viên Công ty cây xanh Thành Công…



Hà Văn Hải (SN1982) ở Liên Mạc - Từ Liêm (Hà Nội)
Chính trong thời gian làm tại công ty cây xanh, anh Hải đã nhận thấy nhu cầu chơi cây cảnh ngày càng nhiều, thị trường chậu hoa, cây cảnh đang không đủ phục vụ khách hàng. Chớp lấy thời cơ, với kinh nghiệm đã học được lúc làm nghề tạc tượng và ở công ty cây xanh, năm 2005, anh quyết định thôi việc (với mức lương 2,6 triệu đồng/tháng), khăn gói đi Bắc Ninh học nghề làm chậu cây cảnh.

Sau khi thành nghề, anh Hải quyết định thành lập xưởng sản xuất chậu hoa cây cảnh ngay trên diện tích 1000m2 đất khoán sản của UBND xã với số vốn ban đầu vỏn vẹn chỉ một bao xi măng. "Ngày đầu lập nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, vốn và đầu ra sản phẩm chưa có. Hàng làm ra phải mang đến tận các cửa hàng bán chậu hoa cây cảnh, nhà vườn ở Hà Nội để mời chào" - Anh Hải tâm sự - "Thời điểm đó, một bao xi măng giá 40 nghìn đồng, làm được 6 chậu loại trung, mỗi chậu bán được 37 nghìn đồng. Trừ hết chi phí, lãi được 150 nghìn đồng/chậu. Lô hàng đầu tiên thuận buồm xuôi gió. Chất lượng, giá thành, mỹ thuật là tiêu chí mà sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của khách nên tiếng lành đồn xa"…

Chỉ sau một năm, sản phẩm của anh Hải bắt đầu chiếm lĩnh thị trường, hàng được tiêu thụ nhanh hơn, nhiều hơn, số lượng đơn đặt hàng tăng lên. Bán được hàng, anh Hải quay vòng vốn tăng dần sản lượng cũng như chủng loại, mẫu mã theo đơn đặt hàng của khách. Các sản phẩm như: chậu, khay, bể để non bộ… rất được ưa chuộng. Để làm ra sản phẩm cần xi măng, cát đen, cát vàng, bột màu pha chế phải chọn lựa rất kỹ càng. Anh Hải tự mày mò, sáng tạo ra hàng trăm khuôn mẫu khác nhau để cho ra sản phẩm phong phú hơn.

Hiện nay, xưởng sản xuất chậu hoa, bể cá cảnh của anh Hải giải quyết cho gần chục lao động thường xuyên, với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/ tháng. Năm 2008, do ảnh hưởng của mưa bão, các nhà vườn ở Hà Nội bị ngập trong thời gian dài nên cơ sở sản xuất của anh cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, doanh thu của xưởng sản xuất vẫn đạt 900 triệu đồng. Anh Hải bật mí: "Lợi thế của nghề này là vốn đầu tư ít, trong khi thị trường đang cần nên rất dễ thành công". Anh cũng cho biết, để làm được nghề này cần phải có đôi bàn tay khéo léo và tính kiên trì. Dù các khâu hầu hết được làm theo khuôn mẫu nhất định nhưng hoàn thiện sản phẩm là khâu khó nhất. Do vậy nên anh cũng chính là người trực tiếp đào tạo công nhân.

Để mở rộng quy mô, tăng doanh thu, năm 2008, anh Hải đã đầu tư gần 700 triệu đồng trồng các loại cây cảnh cao cấp như sứ, đa, lộc vừng… kết hợp bán chậu trồng đồng bộ. Đến nay, vườn cây cảnh của anh đã có hơn 200 loại cây, bước đầu cho thu hoạch.

Bằng sự năng động, dám nghĩ, dám làm, năm 2010, Nguyễn Văn Hải là một trong 80 thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi đã được vinh danh tại Festival thanh niên nông thôn Thủ đô lần thứ I