Giả sử bạn được kế thừa 1 doanh nghiệp yếu kém, bạn có "thay máu" toàn bộ nhân sự ko?

diaocvanphong

Banned
19/3/12
6
0
0
Credits
0
Giả sử các nhân viên cũ ở đây tuy có năng lực và kinh nghiệm nhưng đã trở nên thụ động và trì trệ. Để đạt được các mục tiêu mà bạn đặt ra cho DN, bạn sẽ vạch ra kế hoạch như thế nào cho vấn đề nhân sự của mình?
 
S

sodo002

Guest
Mình đã rơi vào tình trạng như bạn rồi nên có một chút kinh nghiệm cho việc này: Theo mình trước mắt không nên thay máu toàn bộ mà áp dụng phương pháp lọc máu trước đã (loại bỏ những nhân lực yếu kém), sau đó đi kèm với nó là bổ xung nhân lực mới (có năng lực) để tạo sự cạnh tranh và thay đổi cách điều hành sao cho phù hợp với xu thế là đã biết hướng mọi người đi vào đúng quỹ đạo do bạn đặt ra rồi. Nguyên tắc của mình là:Uốn nắn một cái gì đó cũng phải từ từ (tuy nhiên nên đặt ra một mốc thời gian phù hợp-không kéo dài) chứ ngay một lúc bẻ quặt ngay thì nhiều khi bị phản tác dụng.
 

dongsktl

Thành viên tập sự
24/6/12
2
1
0
Credits
0
Vấn đề bạn hỏi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bạn hãy cân nhắc trước khi thực hiện một điều rất to tát là thay máu toàn bộ nhân sự. Ngay khi mới nắm một doanh nghiệp, điều cần thiết nhất với bạn không phải là những kế hoạch phát triển lâu dài, mà phải là ổn định tình hình. Bạn có được lòng nhân viên của mình không ? Nếu bạn không chiếm được lòng tin của nhân viên thì sẽ rất khó để xốc dậy cả một doanh nghiệp. Mọi chính sách bạn đưa ra sẽ bị nhìn với con mắt ác cảm. Vậy nghĩa là mọi nỗ lực xốc lại đội ngũ nhân sự sẽ như hòn sỏi rơi xuống giếng, không có tác dụng gì. Điều thứ hai, doanh nghiệp của bạn chính xác là đang nằm trong tình trạng nào ? Bạn phải hiểu rõ những khó khăn mà bạn gặp phải. Tùy từng mức độ khó khăn khác nhau mà bạn sẽ quyết định mức độ cho chính sách nhân sự của mình. Lời khuyên của tôi là bạn nên phân loại những nhân viên theo năng lực của họ. Những thành phần yếu kém hoặc có tư tưởng chống đối (nếu có- đây thường là vấn đề của những doanh nghiệp mới thay người lãnh đạo) nên được thay thế hoàn toàn. Tôi không rõ doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp kinh doanh, hay sản xuất, nên khó có thể đưa ra lời khuyên cụ thể chi tiết. Sau khi thay thế một số nhân viên yếu kém, bạn hãy giữ lại những người thật sự có năng lực, và tạo điều kiện cho họ có môi trường phát triển. Một điều quan trọng là bộ máy lãnh đạo cũng có thể cần phải thay đổi. Bạn hãy ổn định chỗ đứng cho mình, thu hút những người giỏi giúp sức cho bạn. Như vậy, lời khuyên chân thành của tôi là, bạn không nên thay máu toàn bộ nhân sự cùng lúc, mà nên phân loại, và kích thích hoạt động của nhân viên mình. Như vậy thì doanh nghiệp của bạn mới có thể phát triển vững chắc được.
 

hieudt989

Thành viên tập sự
24/7/12
5
0
0
Credits
0
Doanh nghiệp yếu kém có rất nhiều nguyên nhân, nếu nói nhân sự kô thì kô đúng. Cần phải có một đánh giá phân tích cụ thể là yếu ở khâu nào. Về vấn đề nhân sự, việc thay máu là điều cần thiết. Có 2 loại nhân viên chính, làm giỏi không nói, loại bốc phét nhưng làm kô được. cái loại mà bốc phét làm kô được mới thực sự nguy hiểm, vì với vai trò lãnh đạo bạn hoàn toàn có thể bị thể loại nhân viên này ru ngủ. Tiếp nhận 1 doanh nghiệp yếu kém, cần phải đánh giá xem quyền hạn của bạn đến đâu, nếu toàn quyền, bạn có thể thay máu. Lý do thay máu không phải vấn đề nâng mức hiệu quả công việc mà thay đổi văn hóa công ty. Văn hóa cty chính là yếu tố then chốt của nhân sự. Thay đổi văn hóa cty là một quá trình dài lâu đối với các cty lớn. Công ty nhỏ, đơn giản, thay hết nhân sự là xong. Một cty lớn thay đổi văn hóa phải bắt đầu từ việc nghiên cứu từng nhân viên 1, xem người này có phù hợp với văn hóa mới của cty kô, nhân rộng điển hình, khuyến khích thưởng chức tước. Cần phải có một đội ngũ lãnh đạo máu lửa. Người lãnh đạo theo nghĩa của người châu á là xua quân ra đường chúng mày làm đi, được nhiêu ăn nhiêu. Cách làm này khiến nhân viên coi thường lãnh đạo. Người lãnh đạo mới phải là người khi hô xung phong, anh ta phải nhảy ra trước. Về đào tạo nhân sự mới cũng góp phần cải biến văn hóa công ty. Nếu một sinh viên thực tập với một lãnh đạo chỉ nói khoác, thì nhân viên này cũng sẽ nói khoác lên mây theo sếp thôi.
 

lephungat

Thành viên tập sự
25/7/12
1
0
0
Credits
0
Việc "thay máu" toàn bộ nhân sự của công ty trong tình huống doanh nghiệp của bạn đang yếu kém là ko nên làm. Vì thứ 1 trong tình cảnh công ty đang gặp khó khăn thì chắc chắn bạn sẽ ko đủ thời gian để đi tìm đủ số nhân viên cho công ty. Còn chưa kể nhân viên mới vào làm việc họ còn chưa quen, và cần ít nhất là 1, 2 tháng để quen việc. Nhưng dù sao việc tìm đử đc số nhân viên đã là cả một vấn đề chứ chưa nói đến chất lượng. Thứ 2 với các nhân viên bạn có họ có năng lực, và kinh nghiệm vậy thì sao bạn lại phải thay trong khi việc tuyển nhân viên mới phải trong thời gian dài mới đạt đủ đc trình độ như nhân viên của bạn bây giờ. Mình nghĩ việc thay đổi này ko nên. Bạn cứ tưởng tượng khi kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình một triết lý kinh doanh, để mọi người cùng hiểu đc cái mục tiêu của công ty thì toàn bộ nguồn nhân lực trong công ty bạn mới tập trung đc sức lực để cùng công ty đạt đến đích. Với hành động thay đổi toàn bộ như vậy sẽ làm mât́ đi lòng tin của các nhân viên trong công ty, đồng thời cũng tạo ra tiếng xấu khi mà những nhân viên mới họ đến làm việc, họ cũng sẽ lại bảo nhau rằng :" À cái doanh nghiệp này ko tin cậy đc đâu, mấy năm trước khi họ gặp khó khăn họ đã đuổi toàn bộ nhân viên". Vì vậy với trường hợp doanh nghiệp yếu kém thì bạn phải tìm hiểu cái nguyên nhân sâu xa của nó chứ chưa chắc do đội ngũ nhân viên. Bạn thử kiểm tra lại những người lãnh đão công ty, xem cách họ quản lý công ty, xem họ có xeń nhiều vào công việc của nhân viên cấp dưới ko, vì cách quản lý này thường làm cho nhân viên cấp dưới mất đi sự sáng tạo và dần dần sẽ trở thành thụ độn.
 

bui_hai78

Thành viên tập sự
23/7/12
2
0
0
Credits
0
Không thể "thay máu" toàn bộ! Đã là 1 tập thể, sẽ có người tốt, người xấu, người có kinh nghiệm, người cần cù. Tất cả hỗ trợ cho nhau và tự đào thải theo quy luật. Hơn nữa doanh nghiệp này gồm những con người "có năng lực và kinh nghiệm", vậy họ trì trệ và thụ động là do cơ chế, do chế độ đãi ngộ, do cung cách làm việc của lãnh đạo và khi họ làm việc ở đó, những cống hiến của họ có được ghi nhận và đền đáp thỏa đáng hay không? Lãnh đạo doanh nghiệp có trọng dụng người tài và phân cấp quản lý hay không? Có độc tài, độc đoán không? Bản thân việc chuyển giao doanh nghiệp đã là 1 hình thức "thay máu" rồi nhưng không phải với lực lượng lđ mà với chính lãnh đạo. Cần tìm hiểu rõ về năng lực, tâm tư, nguyện vọng của họ. Về nguồn việc, xu hướng phát triển, dự định tương lai của lãnh đạo mới... Nhưng với tôi, quan trọng nhất là vấn đề con người. Tất nhiên, lãnh đạo mới thì ê kíp mới, chủ trương mới, nhân sự theo chủ trương này sẽ được bố trí cho phù hợp, khi đó, có chỗ lđ dôi dư, nhưng có chỗ lại thiếu hụt. Nếu thay máu toàn bộ, tôi nghĩ không ai dám làm. Trên đây là quan điểm cá nhân, các bạn có nhiều kinh nghiệm hơn hãy cho vài lời khuyên bổ ích nhé!
 

giangnv

Thành viên mới
16/7/12
13
0
5
Credits
0
Khi tiếp quản một công ty như vậy, chính bạn cần phải tìm ra nguyên nhân của sự yếu kém đó (Biết đâu công ty yếu kém là do sản phẩm (yếu kém, lạc hậu), do sản xuất (chi phí cao, máy móc lạc hậu), hay do yếu khâu quảng cáo, tiếp thị.) và hãy đi vào chính nguyên nhân đó và ưu tiên giải quyết nguyên nhân đó trước đã. Việc thay máu nhân sự là cả một quá trình. Bạn đã biết tất cả năng lực và sở trường của từng nhân viên của mình chưa? Và bạn đã phát huy hết sở trường và năng lực của họ chưa? Liệu bạn có chắc họ ko còn có ích cho công ty ko? Biết đâu họ sẽ thích hợp với vị trí khác thì sao? Một nhà quản lý giỏi là phải biết tận dụng và phát huy những gì mình có trong tay. Điều quan trọng hơn tất cả hãy xây dựng cách làm việc theo nhóm, theo đội nơi công ty bạn, hãy phát huy tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên, tạo một môi trường làm việc thân thiện, tạo hứng phấn khi làm việc cho mỗi nhân viên. Chúc bạn thành công!!!
 

v2khoi

Thành viên tập sự
31/7/12
1
0
0
Credits
0
Tại sao nhất thiết phải "thay máu " toàn bộ nhân sự, trước hết phải xem xét doanh nghiệp đó yếu kém từ khâu nào. Nếu là bộ phận quản lý thì sẽ tìm hướng quản lý có hiệu quả hơn. Nếu sự yếu kém từ đội ngũ nhân viên thì tìm hiểu trình độ từng người và xem xét có nên giữ lại không và quyết định tuyển dụng cán bộ có năng lực hơn và đào tạo họ theo cách quản lý mới phù hợp hơn.
 

TEEMOSHOP

Thành viên cấp 1
6/12/14
14
1
15
35
Credits
0
Đề bài này hấp dẫn nhiều người thế :D ?
Tất cả các bạn góp ý ở trên đều hay và đúng nếu xét ở 1 hệ quy chiếu riêng.
Mình chỉ xin tổng quát vài ý, do chỉ nói "vừa yếu vừa kém". Vậy thì yếu cái gì? và kém là kém cái gì?
trả lời được để tìm ra cụ thể vấn đề nào thì có cách xử lý vấn đề đó.
+ Nếu yếu về vốn, thì có các phương án: huy động người thân, vay, liên kết đối tác...
+ Nếu yếu về chuyên môn thì bổ sung nhân sự chuyên môn, thuê chuyên gia....
+ Nếu kém về kỷ luật thì sa thải (nhưng đi chung với tuyển dụng)...
Nói chung nhiều vấn đề và với mỗi vấn đề thì chắc chắn phải có cách giải quyết. Tôi nói như đến nước đường cùng, công ty bạn yếu kém đến cùng cực hạng béc, thì tuyên bố phá sản cũng là một cách. Bởi vì bản chất của việc chấm dứt là bạn sẽ cắt được lỗ ngay tại đó, sau đó khắc phục hậu quả xong, bạn bày trận khác với một sức khỏe khác và tinh thần khác cũng đâu có muộn. Cách này mấy doanh nghiệp nhà nước đang áp dụng (không phải nói suông nha :D)
Gặp khó nhưng chắc chắn phải có cách, quan trọng bạn có chịu được áp lực để quyết định đúng đắn ko thôi.
Chúc bạn thành công
 

quangduong

Thành viên mới
17/1/15
3
0
5
42
Credits
0
Giả sử các nhân viên cũ ở đây tuy có năng lực và kinh nghiệm nhưng đã trở nên thụ động và trì trệ. Để đạt được các mục tiêu mà bạn đặt ra cho DN, bạn sẽ vạch ra kế hoạch như thế nào cho vấn đề nhân sự của mình?
 

quangduong

Thành viên mới
17/1/15
3
0
5
42
Credits
0
Chào bạn!!
Mình thấy chủ đề của bạn đưa ra rất thú vị nên mình cũng muốn tham gia một số ý kiến và quan điểm cá nhân của mình về vấn đề của bạn như sau:
Thay máu toàn bộ theo mình không phải là giải pháp hay cho bạn lúc mới bắt đầu nắm bắt DN, việc của bạn bây giờ cần làm ngay là:
- Thứ nhất: Về nội bộ, bạn phải xác định thật chính xác DN của bạn đang yếu kém là vì lý do gì? Nhân sự? Tổ chức?năng lực lãnh đạo? hay tài chính?... vấn đề này bạn phải xác định thật chính xác. Bạn đã có đủ Tâm và đủ Tài để xác định chính xác vấn đề này chưa? nếu chưa hãy như Lưu Bị đi tìm cho mình một Gia Cát để song hành cùng mình. Khi bạn có Tâm và có Tầm thì sẽ rất nhiều người Tài theo bạn. Khi bạn vô Tâm thì con chó trung thành nhất cũng bỏ bạn mà đi thôi. Một mình bạn không thể làm nên cơ đồ.
- Thứ hai: Về sản phẩm dịch vụ, bạn cũng phải biết rõ sản phẩm dịch vụ của mình có được thị trường chấp nhận về chất lượng và giá hay không? vì mình không biết DN bạn đang KD gì nên mình không có ý kiến gì về vấn đề này.
- Thứ ba: Về thị trường, DN của bạn đang chiếm bao nhiêu thị phần? bạn phải ngiên cứu thật kỹ đối thủ trực tiếp và gián tiếp của DN bạn và đưa ra hướng đi hợp lý cho DN mình.
- Thứ tư: Bạn phải xây dựng kế hoạch thật rõ ràng cho DN bạn gồm Ngắn hạn - Trung hạn - Dài hạn.
- Thứ năm: Bạn có phải là người duy tâm ko? nếu có bạn cũng sẽ co kế hoạch này.
" Mưu sự tại nhân - Hành sự tại thiên"
Bạn nên biết:
Giỏi chưa chắc đã thành công
Trời cho ai người ấy được ( may mắn trong KD).
Kinh doanh luôn tiềm ẩn rủi ro
Khả năng chịu rủi ro của bạn ntn? trong bao lâu?
Bài toán của bạn là bài toán khó, điều kiện cần và điều kiện đủ để giải được nó bạn phải tự đi tìm.
Chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn!!!

Tb: Mình hiện đang ở Hà Nội. Nếu bạn cần có một người để tâm sự với bạn về vấn đề này thì hãy gọi cho mình (0974111228) vào chiều thứ 4 hàng tuần, mình sẽ đi cafe giao lưu, mình cũng muốn có thêm những người bạn như bạn.