Về Phương Nam lắng nghe cung đàn
Thổn thức vọng dưới trăng mơ màng…
Ai từng về Đất Phương Nam mới cảm nhận hết cái thú đêm trăng thả xuồng ba lá trôi lênh đênh trên những kinh rạch nhỏ, thả hồn theo những làn điệu đàn ca tài tử… Trăng nghiêng mình soi dòng nước lung linh huyền ảo, mờ nhạt xa xăm những giọt đàn kiềm, đàn tranh, đàn sáo hòa quyện trong giọng ca mùi mẫn đến tê tái của những ca sĩ miệt vườn. Đất Phương Nam luôn dang rộng đôi tay chào đón những người khách xa lạ, xin một lần ghé thăm nơi miền Tây sông nước phù sa, chắc chắn sẽ không khỏi lưu luyến bởi chiếc xuồng ba lá, bởi những món ăn dân dã, bởi những con rạch nhỏ xuyên qua từng mãnh vườn xanh mướt cây trái quanh năm.
Nó là con gái miền Tây, thuộc thế hệ trẻ khi là 8X đời cuối. Nó sinh ra và lớn lên trên mãnh đất quanh năm cát bồi phù sa, nó yêu khúc sông quê mộc mạc, giản dị nhưng luôn yên bình trong kí ức. Nó yêu hội đua ghe ngo hằng năm của người dân tộc Khơ Me. Nó yêu con đường rợp bóng me bay, nơi hằng ngày nó đi học, nơi đã lưu dấu kỉ niệm với tình thứ nhất đầy mãnh liệt và rất ngọt ngào.
Chợt thương con sáo bay xa bầy…
Hình ảnh con sáo từ lâu đối với người miền Tây rất quen thuộc và gắn bó từ bao đời nay. Hình ảnh con sáo sang sông, sáo đã xổ lồng… Một cánh chim sáo lẻ loi bay ngang qua vùng trời xa lạ, lưu dấu chút hình ảnh người con xa xứ, đi mưu sinh ở những miền đất mới hứa hẹn nhiều thay đổi. Cánh chim ấy như lục bình trôi bềnh bồng đi qua nhiều xứ sở, nhưng trong lòng vẫn đau đáu quê hương.Cánh chim sáo ấy vẫn dõi mắt mong ngóng về lại khúc sông quê, để bình dị ăn rau đắng, thả hồn theo làn điệu cải lương và tha thẩn với những cánh hoa lục bình trôi hững hờ. Nó xa quê, nhưng may mắn nó vẫn còn ở trong khúc ruột miền Tây, nên dù nơi nào thì cánh chim sáo của nó vẫn yêu lắm Đất Phương Nam.
Hình ảnh con sáo xa bầy ấy còn là người con gái lấy chồng xứ lạ. Hoàng hôn buông tím cả chân trời, người con gái ngày xưa dõi mắt theo cánh chim bay về vùng trời quê nhà. Nơi quê hương, mẹ già giờ này vẫn dãi dầu cơm áo, vẫn một mình leo lét ánh đèn đêm, mờ ảo trong hơi sương lạnh buốt đến cô đơn tái tê lòng người. Vùng trời quê hương còn có anh hàng xóm, ngày xưa đã yêu thiết tha cô gái… Để rồi… Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa… Chàng trai đành ngày ngày thường xuyên qua chăm sóc mẹ già, thương lắm, nhưng số phận chánh chim bằng đành gậm nhắm riêng mang nỗi niềm day dứt khó tả.
Đất Phương Nam… miền Tây! Ai đã chưa đi qua thì xin hãy một lần ghé đến, để được thong thả đu đưa trên chiếc võng trong những trưa hè oi nồng dưới tàn cây xanh mát. Nó xin mời bạn về đây, để cùng nó và lũ học trò đáng yêu của nó đi bắt ốc, để hiểu hơn giá trị đồng tiền của những người nghèo lam lũ quanh năm. Miền Tây mình còn nghèo lắm, dù rằng đã cố gắng thay đổi từng ngày. Nhưng đâu đó trong từng góc khuất xa xăm, cái nghèo vẫn còn hiện diện! Cái nghèo vẫn quanh quẩn bám lấy như bao đời nay khúc sông quê vẫn bên lỡ, bên bồi. Như sự tuần hoàn của tạo hóa… Nhưng cho dù nghèo, mà con người miền Tây vẫn giữ được nét chân chất, thật thà và rất đỗi hiếu khách. Nhà chỉ có mỗi con gà, nhưng chắc chắn sẽ thiết đãi người khách phương xa không một chút tính toán. Nồi cháo gà thơm lừng mùi hành, tiêu và béo ngậy chất mỡ gà. Thêm chút rượu trắng và chén trà thế là tiếp khách rất đỗi nồng hậu, nhiệt tình.
Người miền Tây ít khi bóng bẩy trong từng lơi ăn tiếng nói. Họ chân thật không tính toán, họ bình dị và giản đơn không chút mưu cầu những thiệt hơn đầy mưu mô. Con gái miền Tây tuy vẫn có những thành phần bị cuốn theo dòng xoáy xã hội mở cửa, nên không còn nét thôn quê, nhưng chắc chắn đâu đó vẫn còn những cô gái có học thức đang cố gắng gìn giữ nét chân phương đáng quý. Đừng nhìn con gái miền Tây bởi chiếc áo bà ba, hay là váy ngắn. Đừng nhìn con gái miền Tây bởi mái tóc thề dài óng ả hay là mái tóc hợp thời trang. Xin hãy nhìn vào cách sống, cách ăn nói và cả những điều con gái miền Tây đang cố gắng làm, để nhìn nhận khách quan rằng “Con gái miền Tây trong xã hội này vẫn cố gắng giữ được những đức tính mà ngàn xưa để lại”.
Hãy về nhé! Hãy về miền Tây sông nước một lần, để cùng nắm tay đi qua những con đường rợp cây trái, để ăn món canh rau đắng, tương cà. Để được ngồi trên chiếc xuồng ba lá đi họp chợ nổi ở ngã ba sông. Để nghe cô gái miền Tây hát cải lương ngọt đến tê tái người lữ khách phương xa. Hãy về nhé! Để mái tóc con gái miền Tây sẽ trói buộc trái tim người lãng tử, để hồn ai lưu luyến mãi nơi này, để ra giêng… anh sẽ cưới em .
Hãy về đây nhé, đất miền Tây
Bình dị bên em đi qua tháng ngày
Đời giông bão, tình người không thay đổi
Chữ thủy chung xin giữ vẹn từng ngày
Về đây nhé nghe bài Dạ Cổ,
Khúc sông quê thương quá phù sa
Quanh năm có cây trái mượt mà
Con gái dân dã, rất là Việt Nam
Về đây nhé thương hoài chợ nổi
Thả hồn theo phố thị sục sôi
Không ánh đèn, không tấp nập xe cộ
Chỉ là xuồng ghe mua bán mà thôi
Về đây nhé, thử về một lần thôi
Sẽ thấy hết Miền Tây bình dị
Có cô gái ngoan hiền thùy mị
Dù bên ngoài, cứng rắn giống nam nhi.
Thổn thức vọng dưới trăng mơ màng…
Ai từng về Đất Phương Nam mới cảm nhận hết cái thú đêm trăng thả xuồng ba lá trôi lênh đênh trên những kinh rạch nhỏ, thả hồn theo những làn điệu đàn ca tài tử… Trăng nghiêng mình soi dòng nước lung linh huyền ảo, mờ nhạt xa xăm những giọt đàn kiềm, đàn tranh, đàn sáo hòa quyện trong giọng ca mùi mẫn đến tê tái của những ca sĩ miệt vườn. Đất Phương Nam luôn dang rộng đôi tay chào đón những người khách xa lạ, xin một lần ghé thăm nơi miền Tây sông nước phù sa, chắc chắn sẽ không khỏi lưu luyến bởi chiếc xuồng ba lá, bởi những món ăn dân dã, bởi những con rạch nhỏ xuyên qua từng mãnh vườn xanh mướt cây trái quanh năm.
Nó là con gái miền Tây, thuộc thế hệ trẻ khi là 8X đời cuối. Nó sinh ra và lớn lên trên mãnh đất quanh năm cát bồi phù sa, nó yêu khúc sông quê mộc mạc, giản dị nhưng luôn yên bình trong kí ức. Nó yêu hội đua ghe ngo hằng năm của người dân tộc Khơ Me. Nó yêu con đường rợp bóng me bay, nơi hằng ngày nó đi học, nơi đã lưu dấu kỉ niệm với tình thứ nhất đầy mãnh liệt và rất ngọt ngào.
Chợt thương con sáo bay xa bầy…
Hình ảnh con sáo từ lâu đối với người miền Tây rất quen thuộc và gắn bó từ bao đời nay. Hình ảnh con sáo sang sông, sáo đã xổ lồng… Một cánh chim sáo lẻ loi bay ngang qua vùng trời xa lạ, lưu dấu chút hình ảnh người con xa xứ, đi mưu sinh ở những miền đất mới hứa hẹn nhiều thay đổi. Cánh chim ấy như lục bình trôi bềnh bồng đi qua nhiều xứ sở, nhưng trong lòng vẫn đau đáu quê hương.Cánh chim sáo ấy vẫn dõi mắt mong ngóng về lại khúc sông quê, để bình dị ăn rau đắng, thả hồn theo làn điệu cải lương và tha thẩn với những cánh hoa lục bình trôi hững hờ. Nó xa quê, nhưng may mắn nó vẫn còn ở trong khúc ruột miền Tây, nên dù nơi nào thì cánh chim sáo của nó vẫn yêu lắm Đất Phương Nam.
Hình ảnh con sáo xa bầy ấy còn là người con gái lấy chồng xứ lạ. Hoàng hôn buông tím cả chân trời, người con gái ngày xưa dõi mắt theo cánh chim bay về vùng trời quê nhà. Nơi quê hương, mẹ già giờ này vẫn dãi dầu cơm áo, vẫn một mình leo lét ánh đèn đêm, mờ ảo trong hơi sương lạnh buốt đến cô đơn tái tê lòng người. Vùng trời quê hương còn có anh hàng xóm, ngày xưa đã yêu thiết tha cô gái… Để rồi… Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa… Chàng trai đành ngày ngày thường xuyên qua chăm sóc mẹ già, thương lắm, nhưng số phận chánh chim bằng đành gậm nhắm riêng mang nỗi niềm day dứt khó tả.
Đất Phương Nam… miền Tây! Ai đã chưa đi qua thì xin hãy một lần ghé đến, để được thong thả đu đưa trên chiếc võng trong những trưa hè oi nồng dưới tàn cây xanh mát. Nó xin mời bạn về đây, để cùng nó và lũ học trò đáng yêu của nó đi bắt ốc, để hiểu hơn giá trị đồng tiền của những người nghèo lam lũ quanh năm. Miền Tây mình còn nghèo lắm, dù rằng đã cố gắng thay đổi từng ngày. Nhưng đâu đó trong từng góc khuất xa xăm, cái nghèo vẫn còn hiện diện! Cái nghèo vẫn quanh quẩn bám lấy như bao đời nay khúc sông quê vẫn bên lỡ, bên bồi. Như sự tuần hoàn của tạo hóa… Nhưng cho dù nghèo, mà con người miền Tây vẫn giữ được nét chân chất, thật thà và rất đỗi hiếu khách. Nhà chỉ có mỗi con gà, nhưng chắc chắn sẽ thiết đãi người khách phương xa không một chút tính toán. Nồi cháo gà thơm lừng mùi hành, tiêu và béo ngậy chất mỡ gà. Thêm chút rượu trắng và chén trà thế là tiếp khách rất đỗi nồng hậu, nhiệt tình.
Người miền Tây ít khi bóng bẩy trong từng lơi ăn tiếng nói. Họ chân thật không tính toán, họ bình dị và giản đơn không chút mưu cầu những thiệt hơn đầy mưu mô. Con gái miền Tây tuy vẫn có những thành phần bị cuốn theo dòng xoáy xã hội mở cửa, nên không còn nét thôn quê, nhưng chắc chắn đâu đó vẫn còn những cô gái có học thức đang cố gắng gìn giữ nét chân phương đáng quý. Đừng nhìn con gái miền Tây bởi chiếc áo bà ba, hay là váy ngắn. Đừng nhìn con gái miền Tây bởi mái tóc thề dài óng ả hay là mái tóc hợp thời trang. Xin hãy nhìn vào cách sống, cách ăn nói và cả những điều con gái miền Tây đang cố gắng làm, để nhìn nhận khách quan rằng “Con gái miền Tây trong xã hội này vẫn cố gắng giữ được những đức tính mà ngàn xưa để lại”.
Hãy về nhé! Hãy về miền Tây sông nước một lần, để cùng nắm tay đi qua những con đường rợp cây trái, để ăn món canh rau đắng, tương cà. Để được ngồi trên chiếc xuồng ba lá đi họp chợ nổi ở ngã ba sông. Để nghe cô gái miền Tây hát cải lương ngọt đến tê tái người lữ khách phương xa. Hãy về nhé! Để mái tóc con gái miền Tây sẽ trói buộc trái tim người lãng tử, để hồn ai lưu luyến mãi nơi này, để ra giêng… anh sẽ cưới em .
Hãy về đây nhé, đất miền Tây
Bình dị bên em đi qua tháng ngày
Đời giông bão, tình người không thay đổi
Chữ thủy chung xin giữ vẹn từng ngày
Về đây nhé nghe bài Dạ Cổ,
Khúc sông quê thương quá phù sa
Quanh năm có cây trái mượt mà
Con gái dân dã, rất là Việt Nam
Về đây nhé thương hoài chợ nổi
Thả hồn theo phố thị sục sôi
Không ánh đèn, không tấp nập xe cộ
Chỉ là xuồng ghe mua bán mà thôi
Về đây nhé, thử về một lần thôi
Sẽ thấy hết Miền Tây bình dị
Có cô gái ngoan hiền thùy mị
Dù bên ngoài, cứng rắn giống nam nhi.