Cây đòn gánh vót từ một mảnh tre gắn với đôi vai gầy của bà, của mẹ, của chị tôi không biết tự bao giờ.
Mẹ ơi! Con đã biết trở vai, con gánh được rồi”, tôi sững người chợt nghe tiếng reo vui của một bé gái nhà quê khi biết gánh. Ai hiểu được cái nhọc nhằn đè nặng đôi vai lại khiến các em vui mừng đến vậy...
Chấp nhận nặng gánh hai vai phải chăng đó chính là biểu hiện mở đầu của thiên hướng yêu thương nơi người phụ nữ…?
Cây đòn gánh vót từ một mảnh tre gắn với đôi vai gầy của bà, của mẹ, của chị tôi không biết tự bao giờ. Cây đòn gánh phải vót sao cho hợp với sức gánh của người dùng, nó mới nung nẩy, nhịp nhàng giúp giảm bớt sức nặng đè trên vai gánh."Con cò lặn lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non". Cho đến một ngày, qua lời cô giảng, tôi chợt nhận ra con cò trong câu hát ru ấy chính là hình ảnh những người mẹ, người vợ gieo neo gian khổ với chồng con, với cuộc sống gia đình. Và tôi đã biết thương đôi vai gánh nặng của mẹ, biết ái ngại khi đón những gói quà, quyển sách, tập vở mẹ lấy từ gánh ra trao cho sau những lần tan chợ. Cũng như với tất cả những người phụ nữ ở xóm nghèo ven đô này, cây đòn gánh làm bầu bạn với mẹ tôi tháng tháng, ngày ngày, nối biển chợ với nguồn xa, núi thẳm để mang về áo cơm cho cả gia đình.
Nơi thành phố, người đàn ông nghèo phải đạp xe ba gác, xích lô, làm phu hồ, bốc vác … Còn người phụ nữ nghèo hầu như chỉ gắn với cây đòn gánh bán hàng rong, ve chai hay thu mua đồ đồng nát. Để có những bước đi trông nhẹ nhõm, nhịp nhàng, êm thắm, họ đã kín đáo hít sâu từng hơi thở để tiếp sức cho lồng ngực luôn bị cây đòn gánh đè nặng. Làm sao nói hết cái gian nan của nghiệp gồng gánh khó nghèo: hàng xáo, nguồn chợ, than củi và cả gánh thuê. Nhìn những cô, những chị với cây đòn gánh nhẵn thín ngồi chờ người thuê nơi các chợ lao động gầm cầu, bến xe rồi ngước lên con đê sông Hồng cao ngất, chợt thấy lòng mình nao nao, bao nỗi niềm tình ý cùng những giá trị lắng sâu của cây đòn gánh trên đôi vai yếu mềm của người phụ nữ. Cây đòn gánh của mẹ tôi dùng đã lâu, lên nước láng bóng. Mỗi khi ngồi nghỉ, người thường ve vuốt nó tựa như nựng nịu chính nỗi khổ nhọc và niềm thương mến của mình. Anh em tôi lớn khôn, lần lượt rời vòng tay mẹ nhưng không ai quên mối nợ nần với cây đòn gánh thấm mồ hôi và dãi dầu sương nắng của mẹ. Trên những nẻo đường của cuộc sống bộn bề, đôi khi tôi thất thần dừng lại như gặp được mẹ tôi trong bóng hình của những bà mẹ cửu vạn rời quê lên phố gánh thuê để nuôi con học đại học, rồi ở những miền quê xa xôi có những người mẹ còng lưng gánh mắm, gánh hàng nhôm nhựa đi bán để kiếm tiền cho con ăn học nên người… Cây đòn gánh cùng với đôi vai người mẹ là bệ phóng đưa những đứa con từ khó nghèo, thiếu thốn vươn đến tầm cao tri thức. Một cô bạn người nước ngoài hỏi : "Anh nhớ kỷ niệm gì nhất thời thơ ấu…?". Tôi đã kể cho cô nghe về mẹ - người mòn vai với cây đòn gánh, đem hạt muối quê lên tận nguồn xa để đổi về hạt thóc, hạt bắp và cả đến hạt mít khô nuôi anh em tôi khôn lớn. Và mỗi khi về lại xóm nghèo ven đô ấy, trong tôi lại trào dâng bao niềm thương nhớ với một cảm giác nôn nao buồn như "ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ…"
Nguồn Internet
Mẹ ơi! Con đã biết trở vai, con gánh được rồi”, tôi sững người chợt nghe tiếng reo vui của một bé gái nhà quê khi biết gánh. Ai hiểu được cái nhọc nhằn đè nặng đôi vai lại khiến các em vui mừng đến vậy...
Chấp nhận nặng gánh hai vai phải chăng đó chính là biểu hiện mở đầu của thiên hướng yêu thương nơi người phụ nữ…?
Cây đòn gánh vót từ một mảnh tre gắn với đôi vai gầy của bà, của mẹ, của chị tôi không biết tự bao giờ. Cây đòn gánh phải vót sao cho hợp với sức gánh của người dùng, nó mới nung nẩy, nhịp nhàng giúp giảm bớt sức nặng đè trên vai gánh."Con cò lặn lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non". Cho đến một ngày, qua lời cô giảng, tôi chợt nhận ra con cò trong câu hát ru ấy chính là hình ảnh những người mẹ, người vợ gieo neo gian khổ với chồng con, với cuộc sống gia đình. Và tôi đã biết thương đôi vai gánh nặng của mẹ, biết ái ngại khi đón những gói quà, quyển sách, tập vở mẹ lấy từ gánh ra trao cho sau những lần tan chợ. Cũng như với tất cả những người phụ nữ ở xóm nghèo ven đô này, cây đòn gánh làm bầu bạn với mẹ tôi tháng tháng, ngày ngày, nối biển chợ với nguồn xa, núi thẳm để mang về áo cơm cho cả gia đình.
Nơi thành phố, người đàn ông nghèo phải đạp xe ba gác, xích lô, làm phu hồ, bốc vác … Còn người phụ nữ nghèo hầu như chỉ gắn với cây đòn gánh bán hàng rong, ve chai hay thu mua đồ đồng nát. Để có những bước đi trông nhẹ nhõm, nhịp nhàng, êm thắm, họ đã kín đáo hít sâu từng hơi thở để tiếp sức cho lồng ngực luôn bị cây đòn gánh đè nặng. Làm sao nói hết cái gian nan của nghiệp gồng gánh khó nghèo: hàng xáo, nguồn chợ, than củi và cả gánh thuê. Nhìn những cô, những chị với cây đòn gánh nhẵn thín ngồi chờ người thuê nơi các chợ lao động gầm cầu, bến xe rồi ngước lên con đê sông Hồng cao ngất, chợt thấy lòng mình nao nao, bao nỗi niềm tình ý cùng những giá trị lắng sâu của cây đòn gánh trên đôi vai yếu mềm của người phụ nữ. Cây đòn gánh của mẹ tôi dùng đã lâu, lên nước láng bóng. Mỗi khi ngồi nghỉ, người thường ve vuốt nó tựa như nựng nịu chính nỗi khổ nhọc và niềm thương mến của mình. Anh em tôi lớn khôn, lần lượt rời vòng tay mẹ nhưng không ai quên mối nợ nần với cây đòn gánh thấm mồ hôi và dãi dầu sương nắng của mẹ. Trên những nẻo đường của cuộc sống bộn bề, đôi khi tôi thất thần dừng lại như gặp được mẹ tôi trong bóng hình của những bà mẹ cửu vạn rời quê lên phố gánh thuê để nuôi con học đại học, rồi ở những miền quê xa xôi có những người mẹ còng lưng gánh mắm, gánh hàng nhôm nhựa đi bán để kiếm tiền cho con ăn học nên người… Cây đòn gánh cùng với đôi vai người mẹ là bệ phóng đưa những đứa con từ khó nghèo, thiếu thốn vươn đến tầm cao tri thức. Một cô bạn người nước ngoài hỏi : "Anh nhớ kỷ niệm gì nhất thời thơ ấu…?". Tôi đã kể cho cô nghe về mẹ - người mòn vai với cây đòn gánh, đem hạt muối quê lên tận nguồn xa để đổi về hạt thóc, hạt bắp và cả đến hạt mít khô nuôi anh em tôi khôn lớn. Và mỗi khi về lại xóm nghèo ven đô ấy, trong tôi lại trào dâng bao niềm thương nhớ với một cảm giác nôn nao buồn như "ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ…"
Nguồn Internet