Hiện nay, mọi người hẳn không xa lạ với những hãng giày thể thao nổi tiếng hàng đầu thế giới như Adidas, Nike, Puma, Reebok… Tuy vậy, không ít bạn đã “mất tiền oan”, bỏ tiền hàng triệu mà không được hàng hiệu!
Tùng (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Tớ vừa sắm được đôi Nike xách tay từ Mỹ về tận hơn 3 triệu đồng. Tự hào đi ra sân bóng rổ khoe đôi giày mới, tớ đã giật mình và thất vọng tràn trề khi một người bạn thân, có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc chọn giày ‘xịn’ phán xanh rờn đó là hàng fake 100%! Trời ơi. Thế là đi tong hơn 3 triệu tích góp bấy lâu nay.”
Lan Anh (Hà Nội) là một teen girl thường xuyên đi “lùng” đồ hàng thùng cho chúng tớ biết rằng tại các chợ đồ cũ, như Kim Liên có rất nhiều đôi giày, được các bác, các chị bán hàng quảng cáo là hàng xịn bán với giá “mềm” nhất. Lan Anh đã từng “tậu” cho mình đôi “giày hiệu” Puma chuyên chạy bộ với giá gần 1 triệu đồng (mặc dù đã được “giảm giá” hơn một nửa bởi chị chủ cửa hàng). Tuy nhiên, mới chỉ dùng đôi giày này đi chạy thể dục mấy ngày, chân bạn gái này đã thường xuyên bị đau nhức, khó chịu vô cùng!
Những đôi giày “đểu”, kém chất lượng sẽ có ảnh hưởng rất xấu tới hiệu quả chơi thể thao của bạn đấy nhé!
Liệu có cách nào để giúp chúng mình nhận biết được đôi giày nào là hàng xịn, hàng thật còn đôi nào là hàng “rởm” không nhỉ?
Thậm chí nhiều anh chị làm nhân viên bán hàng tại các đại lý giày chính hãng cũng không nắm rõ, mỗi người giải thích một kiểu. Có nhân viên bán hàng tại một đại lý Adidas ở Hà Nội cho biết điểm nhận dạng hàng thật là tem, mác của hãng này được in nhiệt ở “lưỡi gà” của giày, logo thêu ở gót giày. Ngoài ra, trên mỗi đôi giày chính hãng còn đính tem nhập khẩu của công ty nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu hỏi hàng fake cũng in tem và có logo ý hệt ở các vị trí như trên thì làm sao phân biệt được thì… chị lúng túng và nói rằng: “Chủ yếu là bằng cảm quan!?”
Bằng cảm quan, bạn hãy nhìn ra những điểm khác nhau giữa hàng fake và real thử xem!
Hầu hết các nhân viên sale đều được đào tạo kỹ lưỡng về ưu điểm của các sản phẩm “xịn” (như công nghệ chống cong chân, công nghệ chống va chạm gót chân, giảm chấn thương, công nghệ tăng sức bật…) nhưng khi được hỏi về kỹ năng phân biệt hàng thật, giả thì họ đều… “tắc tịt”, hay trả lời những câu tương tự như sau: “Công nghệ làm hàng fake bây giờ thật sự là rất tinh vi, từ kiểu dáng đến tem, mác nên những người mua hàng bình thường không thể nào phân biệt được. Chỉ khi nào đi lên chân, cảm nhận được chất liệu và độ êm, sức bật thì mới có thể ‘lờ mờ’ phân biệt được thôi”.
Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng những người có chuyên môn, Kênh 14 sẽ giúp các teen một số mẹo nhỏ sau để phân biệt giày nào là “real”, giày nào là “fake” nhé!
Hầu hết các hãng giày có thương hiệu trên thế giới đều đúc logo của hãng vào phần đế. Logo được đúc rất sắc nét, không bị méo, bị sai. Còn những đôi giày nhái thường có kiểu “đầu Ngô mình Sở”, logo khi thì dập, khi thì thêu trên giày, ít khi đúc ở đế, hay nếu có thì rất nhoè, thậm chí bị sai chính tả.
Giày “xịn” được đúc logo sắc nét dưới đế, in logo chuẩn xác ở hai mặt bên.
Giày “rởm” in mờ, nhoè, thậm chí có tới hai logo khác nhau trên một đôi giày!
Giày “xịn” có lót thường làm bằng da hoặc vật liệu tổng hợp, được dính rất kỹ vào đế, không bị bong tróc hay xô lệch ra khỏi đế. Đế giày được ép nhiệt nên khác với hàng nhái được dán keo, vì thế cực ít khi có hiện tượng giày “há mõm”.
Bên trong gót giày được in cẩn thận ở hàng chính hãng.
Tem, mác bị ngược ở hàng fake.
Hơn nữa, giày thể thao chính hãng thường rất nhẹ! Mỗi đôi chỉ khoảng vài trăm gram để hỗ trợ những người đi giày cảm thấy thoải mái, tăng sức bật xa, bật cao cho khách hàng. Khi đi, hay chạy, chơi thể thao, người đi giày “xịn” cảm thấy êm chân, dễ chịu, đệm lót êm. Giày có khả năng hút ẩm tốt.
Quan trọng hơn cả, khi chúng mình đi mua giày, nên đặt chúng trên một mặt phẳng để xem xem chúng có cân đối hay không. Giày tốt sẽ không bị nghiêng vẹo, đầu và gót giày cùng nằm trên một mặt phẳng, khi dùng tay ấn vào mũi và gót giày, giày vẫn không bị vênh. Cụ thể hơn, các teen hãy tự mình xem những hình ảnh thật và giả dưới đây rồi tự rút ra kinh nghiệm cho mình nhé.
Hàng giả Adidas phía sau gót thường có một mẩu vải nhỏ thừa ra, teen để ý kỹ xem.
Hàng thật không hề có!
Tem, mác ở hàng “rởm”...
…và hàng xịn.
Logo Swoosh của Nike ở hàng fake bị in nhoè ra ngoài.
Swoosh của Nike ở hàng chính hiệu được dập cẩn thận, màu không bị nhoè ra ngoài.
Thậm chí bạn cũng có thể nhận biết hàng xịn ngay ở ngoài hộp giày!
Bên trái là hàng chính hãng, bên phải là hàng nhái!
Nếu có bất cứ mẹo nào nữa thì các teen cứ mạnh dạn chia sẻ cho các bạn mình nhé! Chúc các teen thể thao có được đôi giày “hàng hiệu” xứng đáng với khoản tiền không nhỏ mình đã bỏ ra.
Tùng (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Tớ vừa sắm được đôi Nike xách tay từ Mỹ về tận hơn 3 triệu đồng. Tự hào đi ra sân bóng rổ khoe đôi giày mới, tớ đã giật mình và thất vọng tràn trề khi một người bạn thân, có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc chọn giày ‘xịn’ phán xanh rờn đó là hàng fake 100%! Trời ơi. Thế là đi tong hơn 3 triệu tích góp bấy lâu nay.”
Lan Anh (Hà Nội) là một teen girl thường xuyên đi “lùng” đồ hàng thùng cho chúng tớ biết rằng tại các chợ đồ cũ, như Kim Liên có rất nhiều đôi giày, được các bác, các chị bán hàng quảng cáo là hàng xịn bán với giá “mềm” nhất. Lan Anh đã từng “tậu” cho mình đôi “giày hiệu” Puma chuyên chạy bộ với giá gần 1 triệu đồng (mặc dù đã được “giảm giá” hơn một nửa bởi chị chủ cửa hàng). Tuy nhiên, mới chỉ dùng đôi giày này đi chạy thể dục mấy ngày, chân bạn gái này đã thường xuyên bị đau nhức, khó chịu vô cùng!
Những đôi giày “đểu”, kém chất lượng sẽ có ảnh hưởng rất xấu tới hiệu quả chơi thể thao của bạn đấy nhé!
Liệu có cách nào để giúp chúng mình nhận biết được đôi giày nào là hàng xịn, hàng thật còn đôi nào là hàng “rởm” không nhỉ?
Thậm chí nhiều anh chị làm nhân viên bán hàng tại các đại lý giày chính hãng cũng không nắm rõ, mỗi người giải thích một kiểu. Có nhân viên bán hàng tại một đại lý Adidas ở Hà Nội cho biết điểm nhận dạng hàng thật là tem, mác của hãng này được in nhiệt ở “lưỡi gà” của giày, logo thêu ở gót giày. Ngoài ra, trên mỗi đôi giày chính hãng còn đính tem nhập khẩu của công ty nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu hỏi hàng fake cũng in tem và có logo ý hệt ở các vị trí như trên thì làm sao phân biệt được thì… chị lúng túng và nói rằng: “Chủ yếu là bằng cảm quan!?”
Bằng cảm quan, bạn hãy nhìn ra những điểm khác nhau giữa hàng fake và real thử xem!
Hầu hết các nhân viên sale đều được đào tạo kỹ lưỡng về ưu điểm của các sản phẩm “xịn” (như công nghệ chống cong chân, công nghệ chống va chạm gót chân, giảm chấn thương, công nghệ tăng sức bật…) nhưng khi được hỏi về kỹ năng phân biệt hàng thật, giả thì họ đều… “tắc tịt”, hay trả lời những câu tương tự như sau: “Công nghệ làm hàng fake bây giờ thật sự là rất tinh vi, từ kiểu dáng đến tem, mác nên những người mua hàng bình thường không thể nào phân biệt được. Chỉ khi nào đi lên chân, cảm nhận được chất liệu và độ êm, sức bật thì mới có thể ‘lờ mờ’ phân biệt được thôi”.
Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng những người có chuyên môn, Kênh 14 sẽ giúp các teen một số mẹo nhỏ sau để phân biệt giày nào là “real”, giày nào là “fake” nhé!
Hầu hết các hãng giày có thương hiệu trên thế giới đều đúc logo của hãng vào phần đế. Logo được đúc rất sắc nét, không bị méo, bị sai. Còn những đôi giày nhái thường có kiểu “đầu Ngô mình Sở”, logo khi thì dập, khi thì thêu trên giày, ít khi đúc ở đế, hay nếu có thì rất nhoè, thậm chí bị sai chính tả.
Giày “xịn” được đúc logo sắc nét dưới đế, in logo chuẩn xác ở hai mặt bên.
Giày “rởm” in mờ, nhoè, thậm chí có tới hai logo khác nhau trên một đôi giày!
Giày “xịn” có lót thường làm bằng da hoặc vật liệu tổng hợp, được dính rất kỹ vào đế, không bị bong tróc hay xô lệch ra khỏi đế. Đế giày được ép nhiệt nên khác với hàng nhái được dán keo, vì thế cực ít khi có hiện tượng giày “há mõm”.
Bên trong gót giày được in cẩn thận ở hàng chính hãng.
Tem, mác bị ngược ở hàng fake.
Hơn nữa, giày thể thao chính hãng thường rất nhẹ! Mỗi đôi chỉ khoảng vài trăm gram để hỗ trợ những người đi giày cảm thấy thoải mái, tăng sức bật xa, bật cao cho khách hàng. Khi đi, hay chạy, chơi thể thao, người đi giày “xịn” cảm thấy êm chân, dễ chịu, đệm lót êm. Giày có khả năng hút ẩm tốt.
Quan trọng hơn cả, khi chúng mình đi mua giày, nên đặt chúng trên một mặt phẳng để xem xem chúng có cân đối hay không. Giày tốt sẽ không bị nghiêng vẹo, đầu và gót giày cùng nằm trên một mặt phẳng, khi dùng tay ấn vào mũi và gót giày, giày vẫn không bị vênh. Cụ thể hơn, các teen hãy tự mình xem những hình ảnh thật và giả dưới đây rồi tự rút ra kinh nghiệm cho mình nhé.
Hàng giả Adidas phía sau gót thường có một mẩu vải nhỏ thừa ra, teen để ý kỹ xem.
Hàng thật không hề có!
Tem, mác ở hàng “rởm”...
…và hàng xịn.
Logo Swoosh của Nike ở hàng fake bị in nhoè ra ngoài.
Swoosh của Nike ở hàng chính hiệu được dập cẩn thận, màu không bị nhoè ra ngoài.
Thậm chí bạn cũng có thể nhận biết hàng xịn ngay ở ngoài hộp giày!
Bên trái là hàng chính hãng, bên phải là hàng nhái!
Nếu có bất cứ mẹo nào nữa thì các teen cứ mạnh dạn chia sẻ cho các bạn mình nhé! Chúc các teen thể thao có được đôi giày “hàng hiệu” xứng đáng với khoản tiền không nhỏ mình đã bỏ ra.