Về nhà vào đầu tháng 9, mới có mấy ngày mà nhớ nhà da diết, nhớ những thân cây cà phê đỏ rực với trái chín trĩu cành, và nhớ nhất lúc rảnh rỗi ngồi đồng những quán cà phê…
Cái cảnh ngồi ngắm những rừng hoa cà phê nở trắng xóa sườn đồi sao mà đẹp dịu dàng đến thế! Hoa cà phê không nở từng bông hay từng cây như những cây hoa khác mà nở từng chùm từng chùm lớn, và những bông hoa trắng kéo dái từ thân đến đầu cành, đến mùa hoa trổ bông cả nương rẫy bạt ngàn trắng xóa.
Chẳng phải là tuyết trắng, chẳng phải mùa Đông nhưng bạn sẽ có cảm giác như những tảng băng tuyết trắng xóa đang trĩu nặng trên những cánh đồng Tây Nguyên.
Bên cạnh cảnh đẹp rất là thơ mộng là một mùi hương cà phê thoang thoảng làm say lòng người, có người từng nói với tôi rằng mùi cà phê nồng nồng và ngọt ngọt khó tả làm cho người ngất ngây. Không biết điều đó có đúng không nhưng tôi cảm giác bình yên và khoan khoái như đang thả hồn mình vào một bài ca du dương của thiên nhiên.
Dân Sài Gòn khi lên Bảo Lộc nhìn những chùm hoa nở mà miệng lúc nào cũng chữ 0 mà mắt thì chữ A, ngạc nhiên từ điều này sang điều khác, làm mình giải thích đến bở cả hơi tai.
Ngoài cà phê ra Bảo Lộc còn có trà. Trà ở khắp mọi nơi, trà bao bọc xung quanh nhà ở, trà ở phía trong sân... Nói chung là đi đâu cũng thấy trà. Những cô thôn nữ thoăn thoắt hái trà động tác rất nhẹ nhàng. Tôi mang tiếng sinh ra và lớn lên ở nơi đây nhưng chưa bao giờ hái trà. Thế là cũng bon chen hái thử. Đúng là khó khăn hái xong 2 đầu móng đen xì lì. Mấy chị hái trà nhìn thấy cười vang làm tôi đây củng quê, ừ mà quê thiệt.
Một thành phẩm khi đến tay người sử dụng là một vấn đề sử lý khéo léo của người làm trà. Từ những đọt non trà non hái về, luộc hoặc xào cho chín, sau đó đem vò cho xoăn lại, rồi xấy trên bếp than đến khi nào trà khô và bốc mùi thơm mát là được. Nếu muốn thơm hơn người ta còn ướp thêm hoa lài, hoa sói, hoa ngâu, trà tiên... hoặc một số vị thuốc như cam thảo, quế hương.
Sáng sáng trời se lạnh uống một ngụm trà nóng còn gì tuyệt vời hơn nhỉ!
Cái cảnh ngồi ngắm những rừng hoa cà phê nở trắng xóa sườn đồi sao mà đẹp dịu dàng đến thế! Hoa cà phê không nở từng bông hay từng cây như những cây hoa khác mà nở từng chùm từng chùm lớn, và những bông hoa trắng kéo dái từ thân đến đầu cành, đến mùa hoa trổ bông cả nương rẫy bạt ngàn trắng xóa.
Chẳng phải là tuyết trắng, chẳng phải mùa Đông nhưng bạn sẽ có cảm giác như những tảng băng tuyết trắng xóa đang trĩu nặng trên những cánh đồng Tây Nguyên.
Bên cạnh cảnh đẹp rất là thơ mộng là một mùi hương cà phê thoang thoảng làm say lòng người, có người từng nói với tôi rằng mùi cà phê nồng nồng và ngọt ngọt khó tả làm cho người ngất ngây. Không biết điều đó có đúng không nhưng tôi cảm giác bình yên và khoan khoái như đang thả hồn mình vào một bài ca du dương của thiên nhiên.
Dân Sài Gòn khi lên Bảo Lộc nhìn những chùm hoa nở mà miệng lúc nào cũng chữ 0 mà mắt thì chữ A, ngạc nhiên từ điều này sang điều khác, làm mình giải thích đến bở cả hơi tai.
Ngoài cà phê ra Bảo Lộc còn có trà. Trà ở khắp mọi nơi, trà bao bọc xung quanh nhà ở, trà ở phía trong sân... Nói chung là đi đâu cũng thấy trà. Những cô thôn nữ thoăn thoắt hái trà động tác rất nhẹ nhàng. Tôi mang tiếng sinh ra và lớn lên ở nơi đây nhưng chưa bao giờ hái trà. Thế là cũng bon chen hái thử. Đúng là khó khăn hái xong 2 đầu móng đen xì lì. Mấy chị hái trà nhìn thấy cười vang làm tôi đây củng quê, ừ mà quê thiệt.
Một thành phẩm khi đến tay người sử dụng là một vấn đề sử lý khéo léo của người làm trà. Từ những đọt non trà non hái về, luộc hoặc xào cho chín, sau đó đem vò cho xoăn lại, rồi xấy trên bếp than đến khi nào trà khô và bốc mùi thơm mát là được. Nếu muốn thơm hơn người ta còn ướp thêm hoa lài, hoa sói, hoa ngâu, trà tiên... hoặc một số vị thuốc như cam thảo, quế hương.
Sáng sáng trời se lạnh uống một ngụm trà nóng còn gì tuyệt vời hơn nhỉ!