Chiến lược mở rộng của Amazon đã cho phép nhà bán lẻ này tồn tại trong giai đoạn suy thoái, thậm chí khi mảng kinh doanh sản phẩm truyền thông đã bão hòa. Trong năm qua, số lượng sách, đĩa CD và DVD bán ra đã giảm do khách hàng chọn lựa phương pháp tải các phiên bản này từ mạng internet với giá rẻ hơn. Trong quý 2, doanh số bán sản phẩm truyền thông của Amazon trên toàn cầu chỉ tăng 1%, đạt 2.4 tỉ USD, chủ yếu do sự sụt giảm doanh số bán trò chơi video.
Cũng trong cùng quý, doanh số của các sản phẩm khác bao gồm hàng điện tử và hàng hóa tổng hợp đã tăng 35%, đạt con số 2.07 tỉ USD.
Tham vọng muốn bán tất cả mọi thứ của Amazon đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Chỉ riêng tháng 7, Amazon đã giới thiệu một cổng thông tin trên website dành riêng cho sản phẩm thể thao, điện thoại di động và các thiết bị không dây. Hơn thế nữa, công ty đã mua lại một trong những đối thủ hiện hữu của mình, mạng bán lẻ giầy dép trực tuyến Zappos.com bằng thương vụ giao dịch chứng khoán trị giá hơn 930 triệu USD.
Amazon thúc đẩy tăng trưởng bằng chiến lược khuyến khích khách hàng trung thành mua nhiều sản phẩm hơn bằng chính sách giao hàng miễn phí và nhanh chóng.
Amazon cũng thu hút một lượng không nhỏ các nhà bán lẻ giới thiệu sản phẩm trên website của mình và thu khoảng 15 cent trên mỗi giao dịch thành công. Những loại giao dịch với bên thứ 3 giờ đây chiếm 30% doanh số giao dịch. Amazon tiếp tục mở rộng mạng lưới với hơn 25 trung tâm phân phối trên khắp thế giới, giúp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong thời gian nhanh nhất.
Amazon đã tiến thêm một bước trong chiến lược này, mở rộng những nhãn hàng riêng với các sản phẩm dây cable audio-video mang nhãn hiệu Amazon và các loại đĩa trắng. Amazon đã giới thiệu hàng trăm sản phẩm nhà bếp và đồ gỗ ngoài trời mang nhãn hiệu riêng. Công ty tận dụng mối quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất để cắt giảm giá thành so với đối thủ.
Lãnh đạo tại Amazon dường như thờ ơ về bước chuyển mình trở thành nhà bán lẻ tổng hợp do đây đã là sứ mện được định trước kể từ khi công ty công bố tham vọng cung cấp nhiều loại hàng hóa nhất thế giới trước khi niêm yết vào 2007. Sau thời kì bùng nổ dot-com, một số nhà phân tích cho rằng công ty có thể phá sản do cố gắng tích trữ nhiều loại hàng hóa.
"Điều này có nghĩa là chúng tôi ngày càng trở nên quan trọng hơn trong cuộc sống của khách hàng, đây đã là sứ mệnh của chúng tôi ngay từ ban đầu”, theo Jeff Wilke, phó chủ tịch phụ trách bán lẻ thị trường Bắc Mỹ. “Chúng tôi có cơ hội lấy được niềm tin của khách hàng và chúng tôi đã tận dụng chúng.”
Bên trong trung tâm phân phối của mình, những nguyên tắc bán lẻ thông thường không được áp dụng.
Thay vì đặt những sản phẩm có liên quan nằm gần nhau – ví dụ như ti vi với các thiết bị điện tử khác, dầu gội với các sản phẩm chăm sóc cá nhân – một nguyên tắc được áp dụng ở đây là sự sắp đặt ngẫu nhiên.
Amazon cho biết công ty sắp xếp những sản phẩm khác nhau nằm gần nhau là có mục đích, chủ yếu hạn chế khả năng nhân viên lấy nhầm hàng. Điều này hình như là không thể: mỗi sản phẩm, kệ hàng, máy nâng, xe đẩy và huy hiệu của nhân viên tại đây đều có một mã vạch. Mỗi một chuyển động đều được điều khiển bởi phần mềm có khả năng tính một cách chính xác con đường gần nhất từ kệ hàng ra tới khu vực chuyển hàng, thông báo cho nhân viên biết chính xác lối đi nào và tấm nâng hàng kế tiếp thông qua thiết bị đọc mã vạch không dây.
“Hãy thử hình dung xem con số khách hàng chúng tôi phục vụ khi tất cả họ đều ở đây. Chúng tôi đang chuyển hàng cho tất cả họ theo một phương pháp cực kì hiệu quả”, theo Bert Wegner, giám đốc hậu cần khu vực Bắc Mỹ.
Amazon thu được rất nhiều lợi ích từ phương pháp quản lý hàng tồn kho hiện đại và khả năng đàm phán các điều khoản thanh toán với nhà cung cấp. Với số lượng hàng hóa khổng lồ bán ra và khả năng dự báo nhu cầu khách hàng một cách chính xác, Amazon thường bán hết sản phẩm trong vòng 65 ngày, trước thời hạn thanh toán cho nhà cung cấp.
Các nhà phân tích gọi đây là “vốn lưu động âm”, điều này cho phép Amazon tránh những khoản ngân sách lớn dành cho việc thu mua và tích trữ một khối lượng lớn hàng hóa. Nó cũng làm cho dòng vốn linh hoạt hơn, giúp công ty trả khoản vay trị giá 2 tỉ USD từ năm 2000, nay khoản vay này chỉ còn 109 triệu USD, và thêm nhiều danh mục sản phẩm vào website.Lợi nhuận và biên độ của Amazon không cao; công ty chỉ thu được 645 triệu USD vào 2008, tăng 36% so với năm ngoái, so với Wal-Mart là 13.4 tỉ USD, tăng 5%.
Theo Jeffrey Lindsay, một chuyên gia phân tích tại Sanford C.Bernstein, “Amazon không phải chịu chi phí lưu trữ một lượng lớn hàng hóa và có thể thêm bất kể số lượng danh mục sản phẩm. Họ có một mô hình kinh doanh ma thuật xét về quản trị hàng tồn kho.”
Amazon thâm nhập sâu hơn vào bán lẻ tổng hợp khiến các đối thủ cuống cuồng tập hợp để ngăn chăn sự xâm lăng này
Vào tháng 8, Target thông báo sẽ chấm dứt liên minh với Amazon trong việc giới thiệu các sản phẩm của mình trên website Amazon.com khi hợp đồng kết thúc vào 2011 . Tháng này, Wal-Mart thông báo là sẽ cho phép các nhà bán lẻ khác giới thiệu và bán sản phẩm trên website Walmart.com, bắt chước mô hình thị trường bên thứ 3 như của Amazon. Các nhà phân tích tin rằng Sears, đang sở hữu Kmart, cũng đang chuẩn bị cho phép các nhà bán lẻ khác bán sản phẩm trên website của mình.
Những tác động của Amazon có thể được cảm nhận nhiều nhất bởi các cửa hàng độc lập, vốn không thể cạnh tranh với sự đa dạng về sản phẩm và giá cả. Những cửa hàng này lo sợ mình sẽ chung số phận với những cửa hàng bán sách và chuỗi cửa hàng điện máy như Circuit City.
Như nhiều chủ doanh nghiệp khác, Ken Lombardi, CEO của công ty gia đình Lombardi Sports đã có thâm niên 60 năm tại San Francisco, xem Amazon là nguyên nhân gây khó khăn cho công việc kinh doanh của mình. Dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái và sự bành trướng của chuỗi cửa hàng đồ thể thao R.E.I. trong khu vực, nhưng Lombardi vẫn cho rằng chính Amazon đã làm giảm lợi nhuận và lấy đi doanh thu từ những dòng sản phẩm cơ bản như nón bơi silicone, đồ lót và giầy thể thao. Amazon có thể bán những sản phẩm này mà không phải chịu khoản thuế 8.25% tại California.
“Khách hàng thường tới mua một đôi giày thể thao và chúng tôi có thể bán thêm cho họ một chiếc sơ mi hay một bộ trang phục thể thao. Giờ đây chúng tôi đang mất những cơ hội này”, theo Lombardi, ông cũng vừa mới xa thải ¼ trong tổng số 75 nhân viên của mình.
Để đáp trả lại, Lombardi đã đại tu lại cửa hàng, giảm diện tích trưng bày các sản phẩm bán chậm như nhũng đôi Crocs clogs (một loại sandal) - vốn được bán rẻ hơn trên Amazon. Thay vào đó là những mặt hàng mới và bán chạy hơn như sandal Sanuk, được bán trên Amazon với cùng giá. Ông cũng vừa mới đưa vào sử dụng một website mới thay thế cho website cũ đã không thay đổi trong nhiều năm.
“Tất cả chúng tôi có thể làm là tạo điều kiện cho khách hàng sờ, ngửi và cảm nhận sản phẩm, điều mà khách hàng không thể có khi mua hàng qua mạng”, Lombardi nói vả thương xót về tương lai cửa hàng của mình, “Tôi cho rằng chúng tôi đã làm mọi thứ có thể”
Có nhiều cách để đánh bại Amazon trong chính trò chơi của họ. Một chiến lược được nhiều đối thủ và nhà phân tích đưa ra là tập trung vào những thương hiệu sang trọng trong những ngành hàng cụ thể, như quần áo Lalph Lauren, nước hoa Chanel hay loa Wilson Audio. Những thương hiệu này chống lại việc bán hàng qua trang web Amazon, vì sợ rằng sẽ vấn đề giá cả sẽ ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh thương hiệu của mình.
Nike có lẽ là ví dụ tiêu biểu nhất. Thương hiệu này đã kiên định từ chối cho phép Amazon và các trang web bán lẻ khác bán thương hiệu giầy sneakers. Năm ngoái, Nike cho phép Zappos.com, trang web không bán hàng giảm giá như Amazon, bán một số sản phẩm giày của mình.
Khi Amazon đã mua Zappos, Nike đang xem xét lại những thoả thuận với Zappos, theo nguồn tin nội bộ của Nike. Điều này có thể mang lại sự thoải mái cho Ken Lombardi, do Nike là một trong những sản phẩm bán chạy nhất tại cửa hàng.
Khi số lượng khách hàng sử dụng trang Amazon.com để tìm kiếm sản phẩm, thậm chí những dòng sản phẩm thông thường gia tăng, nên hàng năm trang web này đều phải đưa thêm càng nhiều nhãn hàng mới.
Liệu Amazon có thể thống trị trong những ngành hàng mới nhất là một câu hỏi khác. Trong thị trường hàng điện tử tiêu dùng, Amazon ngày càng cho thấy sự thống trị. Những sản phẩm HDTV với nhiều nhãn hiệu khác nhau thường được sản xuất bởi cùng các công ty châu Á, với một chút khác biệt về kĩ thuật. Khi đó người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm với giá phải chăng và điều kiện giao hàng thuận tiện nhất, cả 2 yếu tố trên Amazon đều có thể đáp ứng.
Tuy nhiên với những sản phẩm có tính chất năng động lại khác, ví dụ như các dụng cụ thể thao ngoài trời. Các công ty khác nhau đưa ra các mẫu sản phẩm hoàn toàn khác nhau và khách hàng chỉ thích một loại nhãn hiệu xe đạp hay ván trượt tuyết nhất định. Chính vì vậy họ vẫn thích có sự hướng dẫn của một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.<
“Khi Amazon lần đầu tiên giới thiệu các dụng cụ thể thao ngoài trời, chúng tôi đã rất lo lắng”, John Bresee, đồng sáng lập trang web Backcountry.com, “Chúng tôi đã chờ xem gã khổng lồ này lấy đi doanh số của mình thế nào, nhưng cuối cùng điều này đã không xảy ra”
Với một chút khiêm tốn, tính cách mà các lãnh đạo tại Amazon thường thể hiện trước công chúng, vị phó chủ tịch Jeff Wilke thừa nhận rằng “có những thị trường ngách dù cố gắng đến mấy chúng tôi vẫn khó tiếp cận”
Đi một vòng xung quanh những trung tâm phân phối rộng lớn tại Arizona, dường như
Amazon không hề suy nghĩ nhỏ. Tại Phoenix 5, công ty đang hoàn thành những bước cuối cùng để đưa vào sử dụng một trung tâm phân phối rộng 300,000 foot vuông, một trong những trung tâm lớn nhất Mỹ.
Wegner hứa hẹn rằng – hay đây là một sự de dọa? – trung tâm này sẽ sẵn sàng cho mùa mua sắm tới.
Brad Stone
Theo Marketingchienluoc
Cũng trong cùng quý, doanh số của các sản phẩm khác bao gồm hàng điện tử và hàng hóa tổng hợp đã tăng 35%, đạt con số 2.07 tỉ USD.
Tham vọng muốn bán tất cả mọi thứ của Amazon đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Chỉ riêng tháng 7, Amazon đã giới thiệu một cổng thông tin trên website dành riêng cho sản phẩm thể thao, điện thoại di động và các thiết bị không dây. Hơn thế nữa, công ty đã mua lại một trong những đối thủ hiện hữu của mình, mạng bán lẻ giầy dép trực tuyến Zappos.com bằng thương vụ giao dịch chứng khoán trị giá hơn 930 triệu USD.
Amazon thúc đẩy tăng trưởng bằng chiến lược khuyến khích khách hàng trung thành mua nhiều sản phẩm hơn bằng chính sách giao hàng miễn phí và nhanh chóng.
Amazon cũng thu hút một lượng không nhỏ các nhà bán lẻ giới thiệu sản phẩm trên website của mình và thu khoảng 15 cent trên mỗi giao dịch thành công. Những loại giao dịch với bên thứ 3 giờ đây chiếm 30% doanh số giao dịch. Amazon tiếp tục mở rộng mạng lưới với hơn 25 trung tâm phân phối trên khắp thế giới, giúp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong thời gian nhanh nhất.
Amazon đã tiến thêm một bước trong chiến lược này, mở rộng những nhãn hàng riêng với các sản phẩm dây cable audio-video mang nhãn hiệu Amazon và các loại đĩa trắng. Amazon đã giới thiệu hàng trăm sản phẩm nhà bếp và đồ gỗ ngoài trời mang nhãn hiệu riêng. Công ty tận dụng mối quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất để cắt giảm giá thành so với đối thủ.
Lãnh đạo tại Amazon dường như thờ ơ về bước chuyển mình trở thành nhà bán lẻ tổng hợp do đây đã là sứ mện được định trước kể từ khi công ty công bố tham vọng cung cấp nhiều loại hàng hóa nhất thế giới trước khi niêm yết vào 2007. Sau thời kì bùng nổ dot-com, một số nhà phân tích cho rằng công ty có thể phá sản do cố gắng tích trữ nhiều loại hàng hóa.
"Điều này có nghĩa là chúng tôi ngày càng trở nên quan trọng hơn trong cuộc sống của khách hàng, đây đã là sứ mệnh của chúng tôi ngay từ ban đầu”, theo Jeff Wilke, phó chủ tịch phụ trách bán lẻ thị trường Bắc Mỹ. “Chúng tôi có cơ hội lấy được niềm tin của khách hàng và chúng tôi đã tận dụng chúng.”
Bên trong trung tâm phân phối của mình, những nguyên tắc bán lẻ thông thường không được áp dụng.
Thay vì đặt những sản phẩm có liên quan nằm gần nhau – ví dụ như ti vi với các thiết bị điện tử khác, dầu gội với các sản phẩm chăm sóc cá nhân – một nguyên tắc được áp dụng ở đây là sự sắp đặt ngẫu nhiên.
Amazon cho biết công ty sắp xếp những sản phẩm khác nhau nằm gần nhau là có mục đích, chủ yếu hạn chế khả năng nhân viên lấy nhầm hàng. Điều này hình như là không thể: mỗi sản phẩm, kệ hàng, máy nâng, xe đẩy và huy hiệu của nhân viên tại đây đều có một mã vạch. Mỗi một chuyển động đều được điều khiển bởi phần mềm có khả năng tính một cách chính xác con đường gần nhất từ kệ hàng ra tới khu vực chuyển hàng, thông báo cho nhân viên biết chính xác lối đi nào và tấm nâng hàng kế tiếp thông qua thiết bị đọc mã vạch không dây.
“Hãy thử hình dung xem con số khách hàng chúng tôi phục vụ khi tất cả họ đều ở đây. Chúng tôi đang chuyển hàng cho tất cả họ theo một phương pháp cực kì hiệu quả”, theo Bert Wegner, giám đốc hậu cần khu vực Bắc Mỹ.
Amazon thu được rất nhiều lợi ích từ phương pháp quản lý hàng tồn kho hiện đại và khả năng đàm phán các điều khoản thanh toán với nhà cung cấp. Với số lượng hàng hóa khổng lồ bán ra và khả năng dự báo nhu cầu khách hàng một cách chính xác, Amazon thường bán hết sản phẩm trong vòng 65 ngày, trước thời hạn thanh toán cho nhà cung cấp.
Các nhà phân tích gọi đây là “vốn lưu động âm”, điều này cho phép Amazon tránh những khoản ngân sách lớn dành cho việc thu mua và tích trữ một khối lượng lớn hàng hóa. Nó cũng làm cho dòng vốn linh hoạt hơn, giúp công ty trả khoản vay trị giá 2 tỉ USD từ năm 2000, nay khoản vay này chỉ còn 109 triệu USD, và thêm nhiều danh mục sản phẩm vào website.Lợi nhuận và biên độ của Amazon không cao; công ty chỉ thu được 645 triệu USD vào 2008, tăng 36% so với năm ngoái, so với Wal-Mart là 13.4 tỉ USD, tăng 5%.
Theo Jeffrey Lindsay, một chuyên gia phân tích tại Sanford C.Bernstein, “Amazon không phải chịu chi phí lưu trữ một lượng lớn hàng hóa và có thể thêm bất kể số lượng danh mục sản phẩm. Họ có một mô hình kinh doanh ma thuật xét về quản trị hàng tồn kho.”
Amazon thâm nhập sâu hơn vào bán lẻ tổng hợp khiến các đối thủ cuống cuồng tập hợp để ngăn chăn sự xâm lăng này
Vào tháng 8, Target thông báo sẽ chấm dứt liên minh với Amazon trong việc giới thiệu các sản phẩm của mình trên website Amazon.com khi hợp đồng kết thúc vào 2011 . Tháng này, Wal-Mart thông báo là sẽ cho phép các nhà bán lẻ khác giới thiệu và bán sản phẩm trên website Walmart.com, bắt chước mô hình thị trường bên thứ 3 như của Amazon. Các nhà phân tích tin rằng Sears, đang sở hữu Kmart, cũng đang chuẩn bị cho phép các nhà bán lẻ khác bán sản phẩm trên website của mình.
Những tác động của Amazon có thể được cảm nhận nhiều nhất bởi các cửa hàng độc lập, vốn không thể cạnh tranh với sự đa dạng về sản phẩm và giá cả. Những cửa hàng này lo sợ mình sẽ chung số phận với những cửa hàng bán sách và chuỗi cửa hàng điện máy như Circuit City.
Như nhiều chủ doanh nghiệp khác, Ken Lombardi, CEO của công ty gia đình Lombardi Sports đã có thâm niên 60 năm tại San Francisco, xem Amazon là nguyên nhân gây khó khăn cho công việc kinh doanh của mình. Dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái và sự bành trướng của chuỗi cửa hàng đồ thể thao R.E.I. trong khu vực, nhưng Lombardi vẫn cho rằng chính Amazon đã làm giảm lợi nhuận và lấy đi doanh thu từ những dòng sản phẩm cơ bản như nón bơi silicone, đồ lót và giầy thể thao. Amazon có thể bán những sản phẩm này mà không phải chịu khoản thuế 8.25% tại California.
“Khách hàng thường tới mua một đôi giày thể thao và chúng tôi có thể bán thêm cho họ một chiếc sơ mi hay một bộ trang phục thể thao. Giờ đây chúng tôi đang mất những cơ hội này”, theo Lombardi, ông cũng vừa mới xa thải ¼ trong tổng số 75 nhân viên của mình.
Để đáp trả lại, Lombardi đã đại tu lại cửa hàng, giảm diện tích trưng bày các sản phẩm bán chậm như nhũng đôi Crocs clogs (một loại sandal) - vốn được bán rẻ hơn trên Amazon. Thay vào đó là những mặt hàng mới và bán chạy hơn như sandal Sanuk, được bán trên Amazon với cùng giá. Ông cũng vừa mới đưa vào sử dụng một website mới thay thế cho website cũ đã không thay đổi trong nhiều năm.
“Tất cả chúng tôi có thể làm là tạo điều kiện cho khách hàng sờ, ngửi và cảm nhận sản phẩm, điều mà khách hàng không thể có khi mua hàng qua mạng”, Lombardi nói vả thương xót về tương lai cửa hàng của mình, “Tôi cho rằng chúng tôi đã làm mọi thứ có thể”
Có nhiều cách để đánh bại Amazon trong chính trò chơi của họ. Một chiến lược được nhiều đối thủ và nhà phân tích đưa ra là tập trung vào những thương hiệu sang trọng trong những ngành hàng cụ thể, như quần áo Lalph Lauren, nước hoa Chanel hay loa Wilson Audio. Những thương hiệu này chống lại việc bán hàng qua trang web Amazon, vì sợ rằng sẽ vấn đề giá cả sẽ ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh thương hiệu của mình.
Nike có lẽ là ví dụ tiêu biểu nhất. Thương hiệu này đã kiên định từ chối cho phép Amazon và các trang web bán lẻ khác bán thương hiệu giầy sneakers. Năm ngoái, Nike cho phép Zappos.com, trang web không bán hàng giảm giá như Amazon, bán một số sản phẩm giày của mình.
Khi Amazon đã mua Zappos, Nike đang xem xét lại những thoả thuận với Zappos, theo nguồn tin nội bộ của Nike. Điều này có thể mang lại sự thoải mái cho Ken Lombardi, do Nike là một trong những sản phẩm bán chạy nhất tại cửa hàng.
Khi số lượng khách hàng sử dụng trang Amazon.com để tìm kiếm sản phẩm, thậm chí những dòng sản phẩm thông thường gia tăng, nên hàng năm trang web này đều phải đưa thêm càng nhiều nhãn hàng mới.
Liệu Amazon có thể thống trị trong những ngành hàng mới nhất là một câu hỏi khác. Trong thị trường hàng điện tử tiêu dùng, Amazon ngày càng cho thấy sự thống trị. Những sản phẩm HDTV với nhiều nhãn hiệu khác nhau thường được sản xuất bởi cùng các công ty châu Á, với một chút khác biệt về kĩ thuật. Khi đó người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm với giá phải chăng và điều kiện giao hàng thuận tiện nhất, cả 2 yếu tố trên Amazon đều có thể đáp ứng.
Tuy nhiên với những sản phẩm có tính chất năng động lại khác, ví dụ như các dụng cụ thể thao ngoài trời. Các công ty khác nhau đưa ra các mẫu sản phẩm hoàn toàn khác nhau và khách hàng chỉ thích một loại nhãn hiệu xe đạp hay ván trượt tuyết nhất định. Chính vì vậy họ vẫn thích có sự hướng dẫn của một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.<
“Khi Amazon lần đầu tiên giới thiệu các dụng cụ thể thao ngoài trời, chúng tôi đã rất lo lắng”, John Bresee, đồng sáng lập trang web Backcountry.com, “Chúng tôi đã chờ xem gã khổng lồ này lấy đi doanh số của mình thế nào, nhưng cuối cùng điều này đã không xảy ra”
Với một chút khiêm tốn, tính cách mà các lãnh đạo tại Amazon thường thể hiện trước công chúng, vị phó chủ tịch Jeff Wilke thừa nhận rằng “có những thị trường ngách dù cố gắng đến mấy chúng tôi vẫn khó tiếp cận”
Đi một vòng xung quanh những trung tâm phân phối rộng lớn tại Arizona, dường như
Amazon không hề suy nghĩ nhỏ. Tại Phoenix 5, công ty đang hoàn thành những bước cuối cùng để đưa vào sử dụng một trung tâm phân phối rộng 300,000 foot vuông, một trong những trung tâm lớn nhất Mỹ.
Wegner hứa hẹn rằng – hay đây là một sự de dọa? – trung tâm này sẽ sẵn sàng cho mùa mua sắm tới.
Brad Stone
Theo Marketingchienluoc