<h1 class="pb10">2011, năm thành công của ngoại thương Việt Nam</h1>
Ngoại thương Việt Nam đã có một năm thành công, xét ở mặt con số so với kỳ vọng.
Sau khi đạt kỷ lục về nhập siêu trong năm nay vào tháng 9 với mức hơn 1,5 tỷ USD, đến tháng 10, con số đã bớt đi một nửa. Nhưng nhiều khả năng, nhập siêu tháng 11/2011 có thể còn thấp hơn nữa.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, kim ngạch xuất khẩu tháng này ước tính có thể đạt 8,6 tỷ USD, tăng 2,45% so với tháng trước; nhập khẩu tương ứng là 9,3 tỷ USD và tăng 1,7%.
Như vậy, theo ước tính của các cơ quan chức năng, nhập siêu tháng này sẽ vào khoảng 700 triệu USD.
Những khoảng điều chỉnh nhỏ ở con số kim ngạch và cán cân thương mại quốc tế cho thấy sự ổn định đã được thiết lập trong khoảng hai tháng nay, khi đã loại trừ những cú sốc đến từ đột biến của xuất, nhập khẩu vàng.
Nhưng đằng sau những chuyển dịch biên độ hẹp đó vẫn thấy những thay đổi lớn trong một số ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực.
Về xuất khẩu, không có nhiều mặt hàng tăng về kim ngạch, nhưng đã tăng là mạnh. Hàng loạt các mặt hàng nông sản đều giảm về kim ngạch xuất khẩu trong tháng này, ngược lại, cà phê, cao su tăng mạnh cả về lượng xuất và giá trị thu về.
Than đá, dầu thô hiếm khi có sự hỗ trợ lớn đến thế cho “thành tích” chung cả tháng. Tương tự, các mặt hàng hóa chất, phương tiện vận tải và phụ tùng cũng tăng lớn về kim ngạch.
Tuy nhiên, ở góc độ khác, nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực lại đuối sức vào đúng giai đoạn nước rút cuối năm này. Ngoài nhiều loại nông sản xuất khẩu như nói trên, kim ngạch còn giảm sút ở các mặt hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, giày dép, túi xách ô dù, đồ gỗ… Kim ngạch xuất khẩu sắt thép, máy móc thiết bị, điện tử máy tính… cũng giảm đáng kể so với tháng trước.
Tương tự, phía nhập khẩu cũng có đến gần một nửa số mặt hàng giảm kim ngạch so với tháng trước. Sự điều chỉnh là khá lớn, mức giảm có nhóm trên 53%, nhưng cũng có nhóm tăng gần 47% và tất nhiên là tăng trội hơn giảm.
Khá nhiều mặt hàng là nguyên vật liệu sản xuất có mức tăng trưởng kim ngạch khá cao so với tháng trước, đáng chú ý là thức ăn gia súc, xăng dầu, hóa chất, sợi dệt, máy móc thiết bị… Kim ngạch nhập khẩu xe máy nguyên chiếc cũng tăng mạnh trong tháng này.
Với những diễn biến mới được cập nhật, tính chung 11 tháng năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 87,16 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 96,07 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.
Với kết quả này, xuất khẩu đã chính thức cán đích kế hoạch năm nay và vượt khá xa so với chỉ tiêu 80 tỷ USD mà Bộ Công Thương đặt ra cho cả năm. Tương tự, nhập khẩu cũng về đích kế hoạch, với chỉ tiêu đặt ra là 94 tỷ USD.
Như vậy, nhập siêu trong 11 tháng năm 2011 là 8,904 tỷ USD, bằng 10,22% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ, con số này đang ở mức thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu phấn đấu 16% của năm nay.
Có thể cho rằng, ngoại thương Việt Nam đã có một năm thành công, xét ở mặt con số so với kỳ vọng.
Ngoại thương Việt Nam đã có một năm thành công, xét ở mặt con số so với kỳ vọng.
Sau khi đạt kỷ lục về nhập siêu trong năm nay vào tháng 9 với mức hơn 1,5 tỷ USD, đến tháng 10, con số đã bớt đi một nửa. Nhưng nhiều khả năng, nhập siêu tháng 11/2011 có thể còn thấp hơn nữa.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, kim ngạch xuất khẩu tháng này ước tính có thể đạt 8,6 tỷ USD, tăng 2,45% so với tháng trước; nhập khẩu tương ứng là 9,3 tỷ USD và tăng 1,7%.
Như vậy, theo ước tính của các cơ quan chức năng, nhập siêu tháng này sẽ vào khoảng 700 triệu USD.
Những khoảng điều chỉnh nhỏ ở con số kim ngạch và cán cân thương mại quốc tế cho thấy sự ổn định đã được thiết lập trong khoảng hai tháng nay, khi đã loại trừ những cú sốc đến từ đột biến của xuất, nhập khẩu vàng.
Nhưng đằng sau những chuyển dịch biên độ hẹp đó vẫn thấy những thay đổi lớn trong một số ngành hàng xuất, nhập khẩu chủ lực.
Về xuất khẩu, không có nhiều mặt hàng tăng về kim ngạch, nhưng đã tăng là mạnh. Hàng loạt các mặt hàng nông sản đều giảm về kim ngạch xuất khẩu trong tháng này, ngược lại, cà phê, cao su tăng mạnh cả về lượng xuất và giá trị thu về.
Than đá, dầu thô hiếm khi có sự hỗ trợ lớn đến thế cho “thành tích” chung cả tháng. Tương tự, các mặt hàng hóa chất, phương tiện vận tải và phụ tùng cũng tăng lớn về kim ngạch.
Tuy nhiên, ở góc độ khác, nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực lại đuối sức vào đúng giai đoạn nước rút cuối năm này. Ngoài nhiều loại nông sản xuất khẩu như nói trên, kim ngạch còn giảm sút ở các mặt hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, giày dép, túi xách ô dù, đồ gỗ… Kim ngạch xuất khẩu sắt thép, máy móc thiết bị, điện tử máy tính… cũng giảm đáng kể so với tháng trước.
Tương tự, phía nhập khẩu cũng có đến gần một nửa số mặt hàng giảm kim ngạch so với tháng trước. Sự điều chỉnh là khá lớn, mức giảm có nhóm trên 53%, nhưng cũng có nhóm tăng gần 47% và tất nhiên là tăng trội hơn giảm.
Khá nhiều mặt hàng là nguyên vật liệu sản xuất có mức tăng trưởng kim ngạch khá cao so với tháng trước, đáng chú ý là thức ăn gia súc, xăng dầu, hóa chất, sợi dệt, máy móc thiết bị… Kim ngạch nhập khẩu xe máy nguyên chiếc cũng tăng mạnh trong tháng này.
Với những diễn biến mới được cập nhật, tính chung 11 tháng năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 87,16 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 96,07 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.
Với kết quả này, xuất khẩu đã chính thức cán đích kế hoạch năm nay và vượt khá xa so với chỉ tiêu 80 tỷ USD mà Bộ Công Thương đặt ra cho cả năm. Tương tự, nhập khẩu cũng về đích kế hoạch, với chỉ tiêu đặt ra là 94 tỷ USD.
Như vậy, nhập siêu trong 11 tháng năm 2011 là 8,904 tỷ USD, bằng 10,22% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ, con số này đang ở mức thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu phấn đấu 16% của năm nay.
Có thể cho rằng, ngoại thương Việt Nam đã có một năm thành công, xét ở mặt con số so với kỳ vọng.